(Nguồn: tác giả sưu tầm và tổng hợp)
Bảng 1-3: Những giới hạn của FPI & FDI theo lĩnh vực trên thị trường giao ngay (spot market):
Cấm FDI và NĐTNN có tổ chức
Phân tách FDI và NĐTNN có tổ chức
Giới hạn cùng tỉ lệ cho FDI và NĐTNN có tổ chức
Cấm FDI và cho phép NĐTNN có tổ chức
Xổ số, cá cược 49% với FPI và 20% với FDI trong lĩnh vực đài truyền thanh, truyền hình
Ngân hàng: 20%
Ngân hàng tư nhân: 74% Bảo hiểm 26%
Viễn thông 74%
Đường truyền, kết nối, cáp 49% In ấn 26%
Truyền thanh FM 20% với FPI
Dịch vụ bán lẻ 24%
(Nguồn: tác giả sưu tầm và tổng hợp)
Nhận định về tác động của những thay đổi trong chính sách quản lý FPI, chúng ta có thể rút ra một số bài học sau:
a. Ấn Độ đã tiến hành những bước đi thận trọng tiến tới dỡ bỏ hệ thống quản lý theo hạn ngạch, nới lỏng điều kiện hoạt động với FPI và đa dạng hóa công cụ đầu tư
- Năm 1992, một NĐTNN được phép đầu tư tối đa 5% tổng giá trị chứng khoán trong một đợt phát hành
- Tháng 6/1998, mức này nâng lên 10%. Tổng khối nước ngoài được sở hữu tối đa (room) 24% vốn của 1 công ty
- Tháng 1/ 2000, room là 40% - Ngày 8/3/2001, room là 49%
- Ngày 20/9/2001, room được quy định tùy theo từng lĩnh vực
b. Ấn Độ sớm triển khai các công cụ phái sinh và tài khoản thứ cấp nhằm theo dõi chặt chẽ sự vận động của dòng vốn FPI và thúc đẩy các quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước
Ấn Độ đưa ra các quy định về tính minh bạch của thị trường nhằm đạt tính hiệu quả và hạn chế hiện tượng làm giá. Để kiểm soát những khoản đầu tư không đăng ký, chế độ báo cáo về các tổ chức nước ngoài hoạt động đầu tư gián tiếp được thiết lập.
c. Chính phủ thông qua room và mở rộng nguồn cung để khuyến khích và quản lý dòng vốn FPI
Nhiều chuyên gia cho rằng dòng vốn FPI vào TTCK có thể làm tổn thương TTCK Ấn Độ. Tuy nhiên thời gian qua Ấn Độ đã khá thành công khi tránh được sự tổn thương này và không có bằng chứng nào cho thấy tác động tổn hại quá lớn tới TTCK từ việc đảo chiều dòng vốn FPI. Tuy nhiên, FPI cũng có phần tạo nên sự phức tạp trong điều hành thị trường ngoại hối, ổn định giá và lãi suất.
d. Chính sách điều tiết FPI hướng tới hạn chế những tổn thương từ dòng vốn đầu cơ.
Ấn Độ tăng cường sức mạnh của các thể chế đầu tư trong nước nhằm hạn chế sức chi phối của dòng vốn đầu cơ nước ngoài. Giấy chứng nhận góp vốn cũng là một công cụ của Ấn Độ trong mục đích này. Tuy nhiên việc phát hành giấy chứng nhận góp vốn dẫn tới không xác định được người thụ hưởng cuối cùng, ví dụ trường hợp NĐTNN đăng ký với một tổ chức tài chính trong nước. Ngoài ra, việc giao dịch các giấy chứng nhận góp vốn cũng dẫn tới hiện tượng sở hữu nhiều lớp. Do đó, UBCK dự định tăng cường thẩm quyền để có các thông tin từ người nắm giữ giấy chứng nhận góp vốn ở bất kỳ thời điểm khảo sát nào.
e. Giới hạn đầu tư FPI thông qua tài khoản thứ cấp
Ấn Độ áp dụng mức sở hữu tối đa 10% vốn cổ phần đối với một NĐTNN. Mỗi tổ chức ĐTNN có thể có nhiều khách hàng với nhiều tài khoản thứ cấp. Điều này có thể dẫn tới tình huống rằng một tổ chức có nhiều tài khoản thứ cấp có thể nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 10%. Vì vậy mức giới hạn này có thể được nâng lên và áp dụng cho một tổ chức thay vì áp dụng cho nhiều tài khoản thứ cấp.
Ấn Độ ban hành quy định kiểm soát thông tin khách hang nhằm theo dõi các tài khoản thứ cấp cho phép khảo sát chi tiết dòng vốn trong trường hợp có các biểu hiện vi phạm.
Như vậy, đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ trong phát triển và hội nhập toàn cầu. Chính sách quản lý FPI của Ấn Độ thời gian qua cho thấy chính phủ Ấn Độ đã thành công trong việc thu hút FPI. Ngoài ra, Ấn Độ bằng các biện pháp quản lý của mình đã điều hòa được dòng vốn FPI nhằm tránh những tác động tiêu cực tới thị trường khi FPI đảo chiều. Đây là những kinh nghiệm quý mà Việt Nam có thể học tập từ mô hình của Ấn Độ.
1.9.3 Thái Lan
Trong thập niên 1980 và 1990, Thái Lan đã có sự phát triển đáng kinh ngạc. Bằng việc thực hiện các cải cách nhằm cấu trúc lại nền kinh tế, nước này tiến hành tự do hoá khu vực tài chính và đưa đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ước tính trong giai đoạn 1988-1996, Thái Lan hàng năm thu hút được lượng vốn nước ngoài tương đương 9,4% GDP. Dòng vốn vào một cách ồ ạt làm cho nền kinh tế trở nên quá nóng, chính sách tiền tệ kém hiệu quả và khu vực tài chính trở nên dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên trong và bên ngoài và rơi vào khủng hoảng trong khoảng từ năm 1983-1987. Sau cuộc khủng hoảng này, Thái Lan cấu trúc lại hệ thống tài chính, và theo đuổi chương trình tự do hoá tài khoản vốn và thị trường tài chính bằng các chính sách.
- Tháo bỏ hoàn toàn các hạn chế về tỷ giá trong các giao dịch thuộc tài khoản vãng lai.
- Đối với đầu tư gián tiếp, giảm thuế đối với dòng vốn vào, đặc biệt là dòng vốn để mua các chứng chỉ quỹ tương hỗ (từ 1986), giảm thuế đối với cổ tức, bản quyền, lợi nhuận, tiền trả lãi cho người nước ngoài (từ 1991-1992), tự do hoá hoàn toàn việc chuyển tiền vốn, tiền lãi và lợi nhuận ra nước ngoài (từ 1991).
- Đối với đầu tư trực tiếp, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, và đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan được tư do hoá từng bước từ năm 1991.
- Hệ thống hối đoái, chính sách để đẩy nhanh việc làm cho Bangkok trở thành trung tâm tài chính, các thị trường tài chính hải ngoại sẽ nhận được lợi thế về thuế và cơ chế quản lý (từ 1993), các tài khoản của người nước ngoài trong hệ thống ngân hàng nội địa Thái Lan sẽ phải dự trữ bắt buộc thấp hơn, từ bỏ dần dần các hạn chế về mua ngoại tệ đối với người dân cũng như đổi sang đồng bath ở nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Pedro Alba, Leonardo Hernandez và Daniela Klingebiel (Pedro Alba et al, 2000) thì các biện pháp tự do hoá tài khoản vốn của Thái Lan đã góp phần làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn cả về vi mô lẫn vĩ mô. Về vĩ mô, chương trình tự do hoá làm dòng vốn vào tư nhân gia tăng một cách mạnh mẽ, qua hệ thống ngân hàng và thông qua FDI, đầu tư gián tiếp, các tài khoản bằng đồng bath của người nước ngoài, tín dụng thương mại và các khoản vay mượn khác. Trên phương diện vi mô, các rủi ro về tỷ giá từ phân tích đã nêu được khuyếch đại lên trên góc độ doanh nghiệp, doanh nghiệp đua nhau vay và ngân hàng do vậy dễ bị sụp đổ khi có cú sốc. Và khủng hoảng tài chính 1997 ở Thái Lan là kết quả tất yếu của việc tự do hoá thiếu sự kiểm soát chặc chẽ. Điều này hàm ý rằng việc mở cửa tài khoản vốn không luôn luôn mang lại thành công như mong đợi.
Sau cuộc khủng hoảng này, tuy có một số biện pháp xiết chặt, nhưng nhìn chung tài khoản vốn vẫn coi như được tự do cộng với một cái mới là tỷ giá được thả nổi. Điểm đáng chú ý nhất của Thái Lan là sau khi phá giá đồng Baht, thặng dư thương mại ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, dòng vốn nước ngoài đang quay trở lại ngày một nhiều hơn. Hệ quả tất yếu của điều này là áp lực tăng giá đồng tiền trong nước tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.
1.9.4 Hàn Quốc
Hàn Quốc tiến hành tự do hoá tài khoản vốn từ 1985. Quá trình tự do hoá kéo dài trong hơn 8 năm với các bước thực hiện một cách chậm rãi, có chọn lọc (Johnston
tế đang ở quá trình công nghiệp hoá, những cải thiện về cán cân thanh toán xuất phát từ quá trình tư do hoá dòng vào FDI, dòng vốn dùng để mua bất động sản ở nước ngoài và dòng vốn gián tiếp đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức khiến chính phủ áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát và duy trì tình trạng ổn định cho nền kinh tế và sự can thiệp là khá linh hoạt.
Các điều chỉnh chính sách của Hàn Quốc trong thập niên 1990 chủ yếu nhằm vào mục tiêu cải cách thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường hối đoái: Đối với dòng vốn, chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các dòng vốn ra bằng việc gỡ bỏ các giới hạn về đầu tư trực tiếp ra bên ngoài (về chủ thể đầu tư, phạm vi đầu tư); dòng vốn vào được tự do hoá bắt đầu từ năm 1992 bằng việc cho phép người nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán với vai trò nhà đầu tư. Các giới hạn dần được nới rộng từ thị trường chứng khoán sang thị trường nợ; từ năm 1996, người nước ngoài được phép đầu tư vào thị trường trái phiếu nội địa; mặc khác, trái phiếu chính phủ Hàn Quốc cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Bảng 1-4 : Hàn Quốc – tự do hoá các dòng vốn ở giai đoạn 1985 – 1996