TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra cho quá trình tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam (Trang 44 - 55)

ĐỀ ĐẶT RA CHO TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ TÀI KHOẢN VỐN

2.1 Một số kết quả chung về quá trình tự do hoá tài chính của Việt Nam. Từ sau khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên năm 1988 đến nay, về cơ bản Việt Nam là một nước “nhập khẩu tư bản” nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp là chủ yếu. Đến Đại Hội IX của Đảng năm 2001 đã coi “khu vực có vốn đầu tư nước ngoài” là một trong 6 thành phần kinh tế chính thức của Việt Nam. Tốc độ đầu tư vào tuy không đều qua các năm, nhưng đã hình thành một xu hướng tăng liên tục. Đặc biệt là từ đầu năm 2007 đến nay sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO thì tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã rất mạnh trở lại so với những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và ở qui mô cao hơn. Cho đến thời điểm này, chỉ tính riêng dự án đang còn hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được 9.581 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 142,2 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 53,5 tỷ USD, chiếm 37,6% tổng vốn đăng ký. Nếu như trong 21 năm qua, Việt Nam thu hút được trên 142 tỷ USD thì trong 3 năm gần đây, vốn FDI đăng ký đã đạt trên 90 tỷ USD. Riêng năm 2007 và năm 2008, vốn FDI đăng ký đã đạt khoảng gần 85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 11,5 tỷ USD. Tuy vậy, trong 06 tháng đầu năm 2009 thì chỉ thu hút được khoảng 4,7 tỷ USD mà thôi. Trong điều kiện khủng hoảng như hiện nay thì thu hút khoản vốn như vậy cũng ở mức khá cao.

Những động thái đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành và đang trở thành một “làn sóng” đầu tư thứ 3 từ nước ngoài (sau FDI, ODA) được khởi xướng chính thức từ khoản “vay” 750 triệu tổng giá trị trái phiếu Chính phủ năm 2006 và dòng vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam từ giữa năm 2006 đến nay liên tục gia tăng, ước khoảng hơn 1 tỷ USD “tiền gốc” quay vòng.

Về “đầu tư ra nước ngoài”: Cho đến nay, việc “đầu tư” ra nước ngoài của Việt Nam đã khá đa dạng dưới các hình thức: liên doanh khai thác dầu khí ở nước

ngoài (hiện có 4 liên doanh); Ngân hàng liên doanh với nước ngoài hoạt động ở cả “2 đầu” (có 5 ngân hàng liên doanh); Một số dự án từ nguồn ODA và FDI của Việt Nam dành cho một số nước láng giềng trong lĩnh vực xây dựng cầu, đường và thuỷ điện; mở tài khoản tiền gửi ở nước ngoài và; việc áp dụng các hình thức tín dụng thương mại khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài v.v. Tất cả các hình thức trên còn rất khiêm tốn cả về doanh số và không gian hoạt động. Thực ra, thuật ngữ “mở cửa” và “tự do hoá tài chính” ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là “trải thảm đỏ” để đón vốn vào hơn là đầu tư ra - Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng của một nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn đầu như Việt Nam.

Về xu hướng tự do hoá tài chính trong nước: vận động theo sức hút của tiến trình tự do hoá tài chính không biên giới của thế giới trong kỷ nguyên WTO. Các xu hướng rõ nhất có thể nhìn thấy và dự báo bao gồm: nới rộng các giới hạn về quyền của các thành phần tham gia cung ứng dịch vụ ngân hàng, tỷ lệ sở hữu cổ phần thông qua việc mua cổ phần và các thương vụ mua, bán, sáp nhập; tỷ lệ chuyển tiền; điều kiện tham gia mạng thanh toán quốc tế; sự hình thành các khu vực đồng tiền chung; các giới hạn về biên độ tỷ giá; các hình thức thanh toán qua biên giới... Để hiện thực hoá các xu hướng nói trên, chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều loại mô hình định chế tài chính và nghiệp vụ mới theo hướng: chuyển mạnh từ đơn sở hữu sang đa sở hữu, từ công ty hoá sang tập đoàn hoá, từ chuyên doanh thuần sang đa năng và từ đa năng chung chung (hạch toán gộp) sang “chuyên doanh” trong đa năng (phân cấp quản trị kinh doanh theo nhóm sản phẩm, loại khách hàng và hạch toán độc lập trong hạch toán tổng...).

Bảng 2-1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam.

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.4 6.2 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.4 6.2 Đầu tư 12.9 11.9 10.4 11 12 10 12 Tổng tiết kiệm trong nước 32 30.5 33.5 36.6 36.3 36.5 37 Tỷ lệ thất nghiệp(%) 6 5.8 5.6 5.3 4.4 4.2 4 CPI trung bình (%) 4.1 3.1 7.8 8.3 7.5 6.5 18

CPI cuối năm (%) 4 2.9 9.7 8.8 6.6 6.3 18.2 Chỉ số ngang giá sức mua PPI -0.3 1.8 2.7 -1.9 3 0.6 0.1 Tỷ lệ tăng trưởng M2 17.6 24.9 29.5 29.8 25 20 15 Lãi suất cho vay cơ bản, cuối

năm (%) 9.5 9.5 9.9 11.3 11 10.5 14 Lợi suất trái phiếu 5 năm (%) 0 8.3 8.5 8.8 8.3 7 6.8 VNĐ/USD, cuối năm 15,363 15,615 15,738 15,878 16,052 16,237 16,399 VNĐ/USD, trung bình 15,258 15,500 15,718 15,832 15,986 16,161 16,500 VND /EUR, cuối năm 15,695 19,230 21,105 18,840 21,188 23,544 23,779 VND /EUR, trung bình 14,431 17,538 19,540 19,750 20,191 22,385 22,964 Hàng hoá xuất khẩu (Tỷ USD) 16.7 20.1 26.5 32.4 39.9 44.7 61.5 Hàng hoá nhập khẩu (Tỷ USD) 17.8 22.7 28.8 33.3 40.1 46.1 81.2 Cán cân thương mại (Tỷ USD) -1.1 -2.6 -2.3 -0.9 -0.2 -1.4 -19.7

Nguồn : tổng hợp từ IMF, ADB và các cơ quan Chính phủ Việt nam

Với tự do hóa tài chính quốc tế thì Việt Nam đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách có trật tự, bắt đầu từ thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra, và gần đây các nhà đầu tư được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị không hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Cho đến trước năm 2006, nguồn vốn vào chủ yếu là FDI và vay nợ nước ngoài. Từ cuối năm 2006, vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh, nhưng bắt đầu giảm từ đầu năm 2008. Sự có mặt của luồng vốn vào gián tiếp đã gây những tác động đáng kể đến nền kinh tế trong nước từ áp lực tăng giá VND, đến lạm phát, tỉ giá và tính thanh khoản của thị trường và của các ngân hàng thương mại.

2.2 Phân tích và đánh giá quá trình tự do hoá tài khoản vốn của Việt Nam. 2.2.1 Về mặt chính sách nhà nước đối với tự do hóa tài khoản vốn

Chính sách kiểm soát vốn mở rộng được đề cập đến từ sau Quyết Định số 238/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch (trước đây là 30%). Chính quyết định này đã mở ra nút thắt cho TTCK

Việt Nam thu hút nguồn vốn gián tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt nam. Giới hạn về tỷ trọng nắm giữ vốn sở hữu cổ phần trong các công ty tài chính, ngân hàng cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cổ phần hoá thuộc lĩnh vực ngân hàng đã tăng từ 10% lên “trần” 30% theo Nghị Định mới nhất - NĐ số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính Phủ V/v “nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam ”

Sau đó Pháp lệnh ngoại hối đã được Quốc Hội thông qua tháng 12/2005 với tinh thần tự do hoá hoạt động ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo tính hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động này đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên trong việc từng bước tiến tới giám sát dòng vốn vào và ra khỏi Việt Nam. Chính những chính sách thông thoáng của chính phủ và hành lang pháp lý về hoạt động đầu tư nước ngoài được quy định trong pháp lệnh đã tạo ra làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.

Trong Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 10/05/2007 về việc quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thuộc Bộ Tài Chính cho phép UBCKNN thành lập ban giám sát TTCK. Theo đề án này, vấn đề kiểm soát luồng vốn ngoại đã được đề cập đến. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý sẽ được nhìn nhận theo quan điểm vừa khuyến khích, vừa đảm bảo tính minh bạch nhưng không can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính. Hiện nay, việc quản lý ngoại hối chung là do NHNN đảm nhiệm và cụ thể là Vụ Quản Lý Ngoại Hối NHNN. Cơ quan này sẽ giám sát các nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp vào và ra khỏi Việt Nam.

Như vậy, lộ trình nới lỏng các hạn chế về qui mô và lĩnh vực hoạt động của các định chế nước ngoài tại khu vực tài chính-ngân hàng ở Việt Nam theo cam kết WTO cũng đã vạch rõ xu hướng cho các “dòng” chảy vốn theo chiều ngang giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Việt Nam đã hội nhập và các cam kết về mở cửa thị trường vốn với WTO vẫn có hiệu lực thì việc thực thi tự do hoá tài khoản vốn trong tương lai là không tránh khỏi, và phải thực hiện từng bước thì mới có thể tránh được những tiêu cực phát sinh.

2.2.2 Tài khoản vốn của Việt Nam.

Trong hơn 10 năm qua tài khoản vốn của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể, dòng vốn vào liên tục đạt được những mức vượt bậc ngoài mong đợi. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO dòng vốn trực tiếp và giáp tiếp gia tăng nhanh chóng. Mặc dù số liệu thống kê không chính xác và có nhiều nguồn nhiều số liệu khác nhau nhưng thực tế cho thấy dòng vốn đổ vào nước ta gia tăng liên tục. Theo số liệu tổng hợp từ IMF và ADB thì tài khoản vốn của Việt Nam trong thời gian qua như sau:

Bảng 2-2: Tài khoản vốn của Việt nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2008. ĐVT: Triệu USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Cán cân tài khoản vốn 1980 3305 2753 3152 3173 17540 9175 Dòng vốn FDI vào (ròng) 1298 1300 1400 1450 1610 1889 2315 6550 11500 Vay trung và dài hạn (ròng) 65 139 -51 457 1162 921 1025 2045 919 Đầu tư gián tiếp - - - - - 865 1313 6243 -400 Vay ngắn hạn (ròng) -29 -22 7 26 -54 46 -30 79 356 Nhầm lẫn và sai sót ròng -676 -862 -1020 777 -279 -396 1398 -349 -100

Nguồn: Tổng hợp từ IMF và ADB

Một điểm đáng ghi nhận là tài khoản vốn của Việt Nam đạt mức thặng dư qua các năm, trong đó vốn FDI tăng đáng kể, riêng năm 2008 năm có nhiều biến động về tình hình kinh tế tài chính trong và ngoài nước nhưng mức vốn đăng ký đạt gần 65 tỷ USD, giải ngân trong năm này đạt mức kỷ lục là 11,5 tỷ USD, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên về cuối năm vốn gián tiếp đã quay đầu khá đáng kể. Nhìn chung tài khoản vốn của Việt Nam trong các năm qua thể hiện sự thành công của chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam, tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên trong các năm tiếp theo sẽ suy giảm nhưng với tính hấp dẫn từ thị trường Việt Nam vẫn còn thì hy vọng dòng vốn vào sẽ đạt mức thặng dư .

2.2.3 Phân tích xu hướng dòng vốn đi vào và đi ra. a. Vốn FDI

Trong suốt một thời gian dài, đặc biệt từ những năm 2000, phần lớn dòng vốn FDI tăng nhanh ở tất cả các khu vực trên thế giới đều tập trung vào một số quốc gia đang phát triển. Theo Dan Deluca (Đại học Columbia, Mỹ), trong năm 2001 khoảng 62% vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển đổ dồn vào Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hồng Kông và Ba Lan. Có nhiều yếu tố dẫn đến sự gia tăng nguồn vốn này - bắt đầu từ cuối thập kỷ 80 - trong đó quan trọng nhất chính là quá trình toàn cầu hóa.

Một yếu tố khác, theo Deluca (2008), góp phần làm tăng FDI tại các nước đang phát triển là những thay đổi về chính sách của chính phủ các nước này, khi họ điều chỉnh chính sách xúc tiến FDI, thay đổi luật đầu tư, dẫn đến nhiều dự án trước đây có thể bị cấm hoặc gặp khó khăn, thì nay dễ dàng được cấp phép.

Ở một góc độ nào đó, Việt Nam không phải trường hợp ngoại lệ. Trong 20 năm thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi FDI. Không thể phủ nhận các nỗ lực này đã góp phần gia tăng nguồn vốn FDI, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và làm thay đổi diện mạo nhiều tỉnh, thành phố.

Năm 2008 đã thành công lớn của FDI với kỷ lục thu hút trên 64 tỷ USD, giải ngân 11,5 tỷ USD tăng 43,2% so với năm 2007 và quy mô vốn đạt tới 60 triệu USD/dự án. Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó. Chỉ tính riêng hai năm 2007-2008, tổng vốn FDI đăng ký (mới) đã lên tới 85 tỉ đô la, tức là gấp hơn hai lần tổng số vốn đăng ký trong suốt 19 năm trước cộng lại.

6 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 8,87 tỷ USD, bằng 22,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, vốn đăng ký mới chiếm 52%, đạt 4,7 tỷ USD, với 306 dự án được cấp phép mới, số còn lại là vốn xin tăng

thêm của 68 dự án. Riêng vốn đăng ký mới của nửa đầu năm nay đã bằng tổng mức vốn đăng ký mới của cả năm 2005.

Bảng 2-3: Tổng hợp nguồn vốn FDI từ khi bắt đầu đến nay Thời kỳ Số dự án đăng ký Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực thiện (triệu USD) Thực hiện/Đăng ký (%) 1988-1990 214 1583 0 - 1991-1995 1397 18377 7154 38.93 1996-2000 1678 24723 13473 54.5 2001-2005 3769 19730 13831 70.1 2006-2008 3702 94510 23636 24.28 6T - 2009 306 4700 - -

Nguồn : Từ website của MPI

Hình 2-1: Vốn đăng ký FDI trong những năm gần đây:

Trong thời gian qua ta thấy FDI đóng góp vào tăng trưởng GDP khá lớn, nhu cầu vốn để phát triển đất nước rất lớn và thời gian qua dòng vốn này đi vào khá ổn định vào tăng nhanh. Tuy Việt Nam vẫn còn kiểm soát khá chặc chẽ nhưng với sự gia tăng này đã phản ánh cho chúng ta thấy rằng tự do hoá có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế trong một chừng mực nào đó. Mặc dù dòng vốn vào quá nhanh và nền kinh tế không hấp thu tốt sẽ nảy sinh những vấn đề bất cập nhưng những đóng góp tích cực của nó là điều hiển nhiên.

Trong việc cập nhật và thể hiện dòng vốn này cũng có nhiều vấn đề đặt ra, đó là con số đăng ký, và con số thực hiện. Chính sự khác nhau của hai chỉ số này nên chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về nó. Trong thời gian qua, ai cũng biết rõ con số đăng ký đầu tư vào nhưng con số thực sự (giải ngân) thì ít người biết đến, mà con số đó mới phản ánh đúng. Con số thực sự đưa vào đầu tư rất thấp so với con số mà mọi người thấy là đăng ký.

Hình 2-2: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với cam kết

Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với con số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD nhưng chỉ khoảng gần 12 tỷ USD được đưa vào chính thức đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường

Một phần của tài liệu Những vấn đề đặt ra cho quá trình tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)