Quá trình phát triển của nhà trường

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đh tây nguyên (Trang 50 - 53)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Quá trình phát triển của nhà trường

Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975 và thống nhất đất nước, sự ra đời của trường Đại học Tây Nguyên là một tất yếu lịch sử phù hợp thống nhất giữa chủ trương của Đảng và Nhà nước ta với nguyện vọng thiết tha của

nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường ngày càng lớn mạnh, thực sự trở thành một Đại học vùng khơng những đủ sức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học cĩ trình độ cao mà cịn là một trung tâm văn hố, khoa học cơng nghệ của các tỉnh Tây Nguyên và vùng núi miền Nam Trung Bộ, ngang tầm với các trường đại học khác.

Giai đoạn đầu của trường (1977 - 1986) với đội ngũ cán bộ được điều động từ các trường đại học ở miền Bắc và quân đội, lực lượng cán bộ trẻ tốt nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau mới được tuyển dụng cùng chung sức xây dựng một trường đại học mới trong hồn cảnh vừa dạy, vừa học, vừa làm; đồng thời phải gĩp sức cùng nhân dân địa phương bảo vệ biên giới chống ngoại xâm, chống bọn phản động FULRO. Nhờ cĩ sự quan tâm đầu tư về nhân lực và cơ sở vật chất của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, trường đã xây dựng được cơ sở vật chất ban đầu đảm bảo điều kiện dạy và học cho 6 chuyên ngành của 4 khoa. Đến cuối năm 1982, Bộ quyết định chuyển khoa Sư phạm sang trường ĐH Đà Lạt, trường chỉ cịn cĩ 3 khoa (Y, Nơng nghiệp và Lâm nghiệp). Thành tích nổi bật của thời kỳ này là đào tạo ra một thế hệ mới các bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo của Tây Nguyên; nhiều cựu sinh viên hiện đã trở thành các phĩ giáo sư tiến sĩ hoặc đang nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp tỉnh đến các cơ sở.

Giai đoạn 1987-2001 là thời kỳ nhà trường phải vượt qua nhiều thử thách để tồn tại và phát triển với đặc điểm nổi bật là các hiệu trưởng của 3 nhiệm kỳ này là cán bộ quản lý cấp trung ương, viện trưởng, hiệu trưởng trường đại học khác được Bộ bổ nhiệm biệt phái.

Trong những năm 1987 - 1992, trường chỉ cịn đào tạo 4 ngành: y, trồng trọt, lâm sinh và chăn nuơi - thú y. Các thành tựu quan trọng trong giai đoạn này là đã chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ nịng cốt, nhất là các cán bộ người dân tộc địa phương, cĩ đủ trình độ giảng dạy ĐH và yên tâm cơng tác, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. Một số đề tài khoa học ứng dụng thuộc các

chuyên ngành đào tạo của trường đã gĩp phần thiết thực trong việc chăm sĩc và bảo vệ sức khoẻ, phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp ở Tây Nguyên.

Kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng trường từng bước phát triển lớn mạnh tồn diện, thời kỳ 1993-1997 đã cĩ nhiều biến động theo hướng mở rộng cơ cấu ngành và hệ đào tạo. Khoa Sư phạm tái thành lập; tách ngành kinh tế nơng lâm từ khoa Nơng lâm thành khoa mới; đổi tên khoa Y thành khoa Y Dược; thành lập khoa Dự bị đại học…với 10 ngành đào tạo và mở thêm hệ đào tạo tại chức cho 3 ngành nơng lâm; hệ đào tạo bác sĩ đa khoa 4 năm. Trường đã liên kết với một số trường đại học khác đào tạo tại chỗ một số ngành đại học và sau đại học, tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mơn dạy và nâng cao trình độ chuyên mơn. Những thành tựu nổi bật của trường trong giai đoạn này là đã cĩ được đội ngũ nhiều cán bộ cĩ trình độ sau đại học; một số đề tài khoa học ứng dụng liên kết với các trường và viện đã được thực hiện; một số cán bộ tham gia các dự án với nước ngồi đã đạt được một số kết quả tốt.

Cùng với những chuyển biến lớn về giáo dục đại học của cả nước, trường bước vào thời kỳ 1997 - 2001 với mục tiêu là kiện tồn bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng lại quy hoạch tổng thể của trường theo hướng đổi mới giáo dục đại học, tập trung ưu tiên vào các nhiệm vụ chính là giảng dạy và học tập gắn liền với NCKH. Thực tế đã khẳng định sự phát triển của trường phù hợp với hướng đi chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Trong giai đoạn này, trường vẫn cĩ 5 khoa nhưng đến năm 2001 cĩ 16 ngành đào tạo và một số lớp cử tuyển, dự bị đại học. Bằng việc mở rộng địa bàn tuyển sinh, trường đã thu hút số người đến Tây Nguyên ngày càng đơng. Trường tiếp tục thực hiện việc ưu tiên cho cán bộ làm nghiên cứu sinh, liên kết với các trường mở các lớp cao học tại chỗ (thêm các ngành Tiếng Anh, Cơng nghệ thơng tin) và đa số cán bộ cĩ các chứng chỉ Giáo dục học đại học và Quản lý Nhà nước về giáo dục. Ưu tiên phát triển nhanh về số lượng trang

thiết bị cho các phịng máy vi tính, phịng học ngoại ngữ; nâng cấp thư viện thành trung tâm Thơng tin Tư liệu và Thư viện; đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại cho các phịng thí nghiệm trọng điểm; tăng cường số đầu sách giáo trình nội bộ… đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Đến năm 2001 quy hoạch tổng thể xây dựng trường đã được Chính phủ thơng qua và trên cơ sở đĩ Bộ phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn I.

Từ năm học 2002 - 2003, trường bước vào một thời kỳ mới với đặc điểm nổi bật là lần đầu tiên Hiệu trưởng nhà trường là cán bộ trưởng thành từ những năm đầu xây dựng. Với các thành tích đã đạt được trong quá trình 30 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Tây Nguyên đã được trao tặng các danh hiệu:

- Huân chương Lao động hạng Ba, năm 1985 - Huân chương Lao động hạng Nhì, năm 1997 - Huân chương Lao động hạng Nhất, năm 2007

Một phần của tài liệu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đh tây nguyên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)