Chính sách tài chính tiền tệ phù hợp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam (Trang 57 - 59)

Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến 2010 liên tục trong tình trạng bất ổn

định. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản; thị

trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn; thị trường bất động sản đóng băng và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát của nền kinh tế

chưa có dấu hiệu khả quan. Xét một cách khách quan thì các nguyên nhân tác động tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế

của quốc tế, trong đó đặc biệt là giá dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao. Thứ đến là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, một nhân tố có tác động không nhỏ tới tình hình

trên phải xét đến là các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, các giải pháp chống lạm phát vừa qua chưa thích hợp.

Các giải pháp chống lạm phát dựa trên chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam bao gồm các vấn đề cơ bản như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, rút bớt tiền khỏi lưu thong để chống lạm phát. Sau hơn một năm, các giải pháp thắt chặt tiền tệ này đã dẫn đến những kết quả không mong muốn. Các NHTM lao vào một cuộc hạy đua tăng lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền gửi mà các ngân hàng huy động đã tiến đến lãi suất trần 19%, thậm chí 21% nhưng vẫn khó huy

động. Với lãi suất này thì có đến 90% các DN không thể vay vốn ngân hàng để kinh doanh được vì tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROI) chỉ trên dưới 12%/năm. Kết hợp với giá xăng dầu, vật liệu đầu vào tăng trong khi giá đầu ra bị khống chế để

chống lạm phát, các DN càng rơi vào tình trạng thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản hàng loạt. Khi các DN giảm sức cung hàng hóa hoặc thua lỗ dẫn đến các khoản thuế

của nhà nước sẽ giảm sút, dẫn đến giảm thu ngân sách. Bên cạnh đó, tình trạng cấp bù giá, trợ giá tràn lan các mặt hàng để chống lạm phát sẽ làm cho các khoản thu ngân sách vốn đã giảm do các DN bị thua lỗ hoặc phá sản lại trở nên thất thu nhiều hơn. Để bảo đảm chi phí cho bộ máy hành chính vốn nặng nề và cấp bù lỗ cho các mặt hàng nhà nước khống chế giá đầu ra, Nhà nước có lẽ không có cách nào khác là phải phát hành tiền hoặc đi vay để bù đắp. Tình trạng này sẽ dẫn đến tình hình lạm phát vốn đã trầm trọng sẽ trầm trọng hơn. Bài học về lạm phát năm 1982 đến 1986 vẫn còn nóng hổi đối với Việt Nam. Việc thắt chặt tiền tệ, tín dụng bằng cách bắt buộc các NHTM tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các NHTM mua trái phiéu với lãi suất thấp…làm cho số vốn khả dụng để cho vay của các ngân hàng giảm đi, dẫn

đến họ phải đầu tư số vốn còn lại sau khi trừ phần dự trữ cất kho vào những lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay chứng khoán; cho vay kinh doanh bất động sản…với lãi suất cao nhằm bù đắp cho số vốn huy động lãi suất cao đang phải để dự trữ trong kho hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp. Kết quả là, nguy cơ các NHTM bị mất vốn, thua lỗ đang ngày càng hiện hữu; tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng lún sâu với khó khăn chồng chất.

Chính sách tín dụng can thiệp bằng biện pháp hành chính như trên, không những đã làm khó cho NHTM mà còn đẩy các DN vào khó khăn về chi phí lãi suất tăng cao và khó khăn trong việc vay vốn. Tác động của các biện pháp này có ảnh hưởng lan rộng và sâu sắc đến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Kết quả làm cho hai thị trường này lao dốc không phanh nhưđã đề cập ở trên.

Vì vậy để chống lạm phát, chống khủng hoảng kinh tế, ổn định và phát triển nền kinh tế, Việt Nam cần tham khảo các giải pháp của Mỹ trong thời gian vừa qua, FED- Cục dự trữ quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện 3 giải pháp cơ bản: Thứ nhất, cắt giảm lãi suất. Mục đích của giải pháp này là nhàm bảo đảm cho các DN của Mỹ huy

động được vốn với lãi suất thấp để giảm chi phí, giảm giá thành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng cao. Trong trường hợp giá đầu ra chưa thể tăng tương ứng với đầu vào đối với các hàng hóa mà DN bán ra, thì việc cắt giảm lãi của FED là hết sức quan trọng giúp các DN của Mỹ tồn tại và hoạt động kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó, với lãi suất thấp, các ngân hàng cho vay tiêu dùng lãi suất sẽ thấp, điều này giúp cho các con Nợ của ngân hàng giảm bớt căng thẳng về vốn vay và thúc đẩy sức tiêu dùng của nền kinh tế; Thứ hai, bơm tiền vào lưu thông trên hai kênh: cho các NHTM vay với lãi suất thấp để ngân hàng cho các DN vay lãi suất thấp nhằm tay tính thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, đồng thời hòan thuế cho người dân nhằm kích cầu tiêu dùng đối với nền kinh tế; Thứ ba, không khống chế bất kỳ

giá đầu ra của hàng hóa nào, kể cả xăng dầu. FED có quan điểm rất rõ ràng không dùng giải pháp hành chính để can thiệp vào giá cả thị trường, mà dùng các biện pháp kinh tế như chính sách thuế, chính sách tín dụng lãi suất thấp và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.

Những giải pháp của FED đã được kiểm chứng qua nền kinh tế Mỹ, khi áp dụng vào nước ta có thể sẽ có những điều chỉnh phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)