Kinh nghiệm của nước ngồi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hồ Chí Minh (Trang 30 - 31)

Kinh nghiệm của Mỹ

Nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho GDĐH ở Mỹ rất lớn, bao gồm nguồn kinh phí của NSNN, nguồn thu học phí của sinh viên, đĩng gĩp của cộng đồng và bản thân trường đại học. Ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục luơn cĩ xu hướng gia tăng. Năm 1989 ngân sách đầu tư cho giáo dục khoảng 353 tỷ USD, đến năm 1999 đầu tư khoảng 635 tỷ USD, đến năm 2003 đầu tư đạt khoảng 756 tỷ USD. Do ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng nên phần chi cho các trường ĐHCL cũng tăng theo. Đầu tư cho giáo dục ở Mỹ chiếm khoảng 7% GDP. Nguồn thu lớn của các trường ĐHCL ở Mỹ chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 51%, từ nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 18%, thu từ đĩng gĩp cộng đồng và thu khác của trường chiếm khoảng 31% (Phạm Phụ (2005)).

Kinh nghiệm của Thái Lan

Chính phủ Thái Lan khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hệ thống giáo dục như xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học. Vừa qua, chính phủ đã thơng qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ bạt để trợ cấp theo hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây dựng thêm trường học. Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn, giảm thuế cho các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo.

Đối với người học cĩ quyền được vay trước một khoảng tiền để trả học phí, mua sách vở, tài liệu và các chi phí liên quan đến học tập, số tiền vay đủ cho người học cĩ khả năng trang trải chi phí cho 7 năm học: 3 năm ở cấp trung học và 4 năm ở cấp đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ mới bắt đầu phải hồn trả số tiền vay với lãi suất thấp. Việc sử dụng cơng cụ tài chính linh hoạt ở Thái Lan đã giúp người nghèo cĩ cơ hội học tập, thực hiện được chính sách cơng bằng xã hội.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Nguồn thu ở các trường ĐHCL Trung Quốc chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 63%, thu từ học phí của sinh viên khoảng 19% và thu từ đĩng gĩp cộng đồng và thu khác của

trường chiếm khoảng 18%. Như vậy, ở Trung Quốc nguồn NSNN vẫn là nguồn đầu tư quan trọng cho giáo dục đào tạo (Phạm Phụ (2005)).

Trong những năm gần đây GDĐH ở Trung Quốc phát triển nhanh chĩng, nhà nước đã thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy GDĐH theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng được nhu cầu học đại học của các đối tượng trong xã hội.

Việc cải cách cơ chế quản lý tài chính GDĐH của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau :

- Chuyển giao phần lớn các trường đại học, cao đẳng cho địa phương quản lý - Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngồi cơng lập - Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hĩa GDĐH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hồ Chí Minh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)