Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hồ Chí Minh (Trang 74)

2.4.2.1 Hạn chế

- Nguồn thu các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cịn thấp, chưa đa dạng và nhỏ về quy mơ

Qua phân tích thực trạng về các nguồn lực tài chính của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cho thấy, nguồn thu của các trường cĩ tăng lên nhưng vẫn cịn thấp, chưa đa dạng chủ yếu thu từ NSNN cấp và thu sự nghiệp (học phí và lệ phí) các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp, đĩng gĩp của nhà hảo tâm là rất thấp. Thực hiện chính sách tự chủ tài chính với việc nhà nước sẽ từng bước trao quyền tự chủ từng phần tiến tới trao quyền tự chủ hồn tồn về tài chính cho các trường điều này đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ giảm NSNN cấp chi thường xuyên cho các trường để các trường tự tìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên việc này gây nên khĩ khăn cho các trường trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển đào tạo. Việc ban hành nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mặc dù học phí cĩ tăng nhưng tỷ lệ lạm phát cùng với lương tối thiểu đã tăng nhiều lần

mà học phí khơng tăng tương ứng cịn bị khơng chế bởi mức trần do đĩ gây khĩ khăn cho các trường trong việc chi cho hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt khơng cơng bằng đối với các trường tự chủ hồn tồn về tài chính khi mà nguồn thu chủ yếu của trường từ học phí, lệ phí từ người học thì việc quy định mức trần học phí của nhà nước gây khĩ khăn rất lớn cho các trường trong việc đảm bảo duy trì hoạt động và các trường tự chủ hồn tồn khĩ lịng phát triển đào tạo cũng như cạnh tranh về chất lượng với các trường đại học trong và ngồi nước trong điều kiện bị khống chế bởi mức trần thu học phí.

- Thu nhập của cán bộ viên chức các trường cịn thấp và chưa ổn định

Qua phân tích thực trạng cho thấy, mặc dù các trường đã cĩ nhiều cố gắng trong việc cải thiện thu nhập của cán bộ viên chức nhưng thực tế chế độ tiền lương cho cán bộ viên chức đa số các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM nhìn chung vẫn cịn thấp và cịn nhiều bất cập đặc biệt đối với giảng viên làm cơng tác giảng dạy. Đội ngũ giảng viên là người được đào tạo nhiều nhất trong xã hội, phải tham gia giảng dạy với khối lượng giờ giảng lớn nhưng thu nhập họ nhận được tương đối thấp so với thu nhập của cán bộ cĩ cùng trình độ làm việc trong khu vực doanh nghiệp hay khu vực cĩ liên doanh với nước ngồi. Chính điều này làm chảy máu chất xám từ các trường đại học sang các khu vực kinh tế cĩ thu nhập cao hơn. Hiện nay, ở các trường đại học hiện tượng sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng khơng muốn ở lại trường tham gia cơng tác giảng dạy do thu nhập thấp điều này gây ra khĩ khăn cho các trường trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường cho tương lai.

- Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học cịn ở mức thấp và hiệu quả chưa cao

Qua phân tích thực trạng cho thấy chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM chiếm tỷ lệ thấp. Do hạn chế nguồn kinh phí nên hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học hiện nay chưa được đẩy mạnh. Mặc khác, nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học được sử dụng chưa hiệu quả, một số đề tài nghiên cứu khoa học đến hạn vẫn chưa hồn thành xong.

- Cơng tác quản lý tài sản chưa hiệu quả, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Trong thời gian qua, một số trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM chưa tận dụng tốt lợi thế về đội ngũ giảng viên, tài sản và cơ sở vật chất hiện cĩ để khai thác tăng nguồn thu. Cơng tác quản lý tài sản cố định ở một số trường chưa được thực hiện tốt chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi và lập báo cáo, việc thực hiện kiểm kê thực tế hàng năm chỉ mang tính hình thức và chưa theo dõi tài sản cố định ở các bộ phận đang sử dụng.

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trường đã được cải thiện nhưng thực tế vẫn chưa đảm bảo cho các trường đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Phân tích thực trạng cho thấy, các trường cĩ tỷ lệ diện tích bình quân về giảng đường, phịng học, phịng thí nghiệm tính trên đầu sinh viên thấp hơn nhiều so với quy định của nhà nước. Đa số các trường đều phải thuê cơ sở học tập. Những năm gần đây, nhà nước đã quan tâm đầu tư cho giáo dục đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị,…cho các trường đại học. Nhiều trường nhận được nguồn đầu tư từ các dự án do nước ngồi tài trợ do đĩ các trường được trang bị thêm cơ sở vật chất như phịng thí nghiệm, phịng học ngoại ngữ, hệ thống máy vi tính…Tuy nhiên, do nhu cầu học tập của xã hội ngày càng gia tăng và nguồn thu các trường cịn hạn chế do đĩ tình trạng thiếu giảng đường, phịng học cho sinh viên, thiếu phịng làm việc của giáo viên, thiếu giáo trình, tài liệu, thiếu phương tiện học tập vẫn thường diễn ra điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Hầu hết các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cĩ số lượng sinh viên trên 1 giảng viên với tỷ lệ cao, như vậy bình quân một giảng viên phải tham gia giảng dạy và hướng dẫn học tập cho rất nhiều sinh viên điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Ngồi ra, khi quy mơ đào tạo khơng ngừng tăng lên trong khi số lượng giảng viên thì hạn chế cho nên khối lượng giờ lên lớp tăng lên gấp nhiều lần điều này làm cho giảng viên bị quá tải khơng cĩ thời gian cập nhật kiến thức mới hay nghiên cứu khoa học do đĩ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

- Bộ máy quản lý tài chính chậm cải tiến và hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp

Hiện nay, hệ thống hạch tốn kế tốn của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM trên cơ sở thực thu thực chi, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nguồn kinh phí học phí

được hạch tốn vào sổ sách kế tốn theo thời điểm thu học phí hay chi trả, những khoản học phí do sinh viên cịn nợ và thù lao giảng dạy của giảng viên chưa trả trong học kỳ đã thu tiền thì khơng được phản ánh, việc mua sắm tài sản cố định, sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất để sử dụng trong nhiều kỳ nhưng phải hạch tốn vào thời điểm mua sắm hay thanh tốn tiền cải tạo. Từ đĩ dẫn đến đánh giá kết quả hoạt động theo báo cáo sự nghiệp của các trường khơng chính xác để đưa ra quyết định điều hành kịp thời phù hợp với thực tế.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế tốn cịn chưa đáp ứng được xu hướng mới về quản lý tài chính theo hướng xã hội hĩa giáo dục và tự chủ tài chính. Do hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính nên việc cải tiến cơng tác quản lý trong lĩnh vực tài chính kế tốn thực hiện chậm và việc tin học hĩa các hoạt động quản lý tài chính trong trường chưa phát huy hiệu quả.

Hoạt động kiểm tra, kiểm tốn nội bộ các trường chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm cơng tác kiểm tra, kiểm tốn thường là cán bộ quản lý và giảng viên làm cơng tác kiêm nhiệm nên hạn chế về chuyên mơn, nghiệp vụ do đĩ việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản các trường chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp.

2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế

- Quyền tự chủ của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cịn hạn chế

Hiện nay, các trường được trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên mơn của các trường vẫn cịn hạn chế. Cụ thể, về hoạt động đào tạo các trường đại học được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lưu ban, thơi học, vấn đề khen thưởng, kỷ luật… nhưng các trường chưa được tự chủ về quy mơ tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phơi bằng và cấp bằng; Về tài chính các trường được tự chủ về mức chi, cĩ thể xây dựng định mức chi tiêu cao hơn hoạt thấp hơn định mức chi do nhà nước quy định nhưng chưa được tự chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức học phí, học phí các trường thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khĩ khăn cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Mức đầu tư tài chính tồn xã hội cho giáo dục đào tạo cịn thấp

Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tăng mức GDP bình quân đầu người. Thêm vào đĩ, giá cả sinh hoạt cũng như xăng, dầu, điện nước đều tăng lên nhưng khung học phí vẫn giữ cố định trong thời gian dài và gần đây cĩ thay đổi theo hướng tăng lên nhưng mức tăng vẫn rất thấp, điều này làm cho việc đảm bảo chi thường xuyên của các trường gập khĩ khăn ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường.

Qua phân tích thực trạng cho thấy, mức đầu tư kinh phí để đào tạo cho một sinh viên của các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM khá thấp. Nhìn chung, mức đầu tư kinh phí để đào tạo một sinh viên ở nước ta hiện nay cịn rất thấp. Mức đầu tư kinh phí cho đào tạo được tính từ hai nguồn. Một là từ kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên để đào tạo, hai là từ nguồn thu học phí, lệ phí từ người học. Mức chi NSNN hỗ trợ bình quân cho 1 học sinh, sinh viên các trường trực thuộc Bộ GD & ĐT năm 2010 như sau :

Bảng 2.14 : Mức NSNN chi hỗ trợ bình quân cho một học sinh, sinh viên các trường trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo năm 2010

TT Cấp học, trình độ đào tạo

Quy mơ đào tạo hệ chính quy (học sinh, sinh viên) NSNN cấp (triệu đồng) Mức NSNN hỗ trợ bình quân/hssv chính quy (Triệu đồng/hs,sv)

1 Sau đại học (nghiên cứu

sinh, cao học) 40,441 89,380 2,21

2 Đại học, cao đẳng 497,039 1,227,839 2,47

3 TCCN, dạy nghề 32,102 35,732 1,11

Cùng với mức hỗ trợ từ NSNN cấp và mức thu học phí chính quy theo quy định thì chi phí đào tạo bình quân năm 2010 cho 1 HSSV vẫn cịn rất thấp (Theo báo cáo kế hoạch ngân sách năm 2011 của Vụ Kế hoạch Tài chính -Bộ GD & ĐT):

- Đào tạo tiến sỹ : khoảng từ 7,09-7,59 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo thạc sỹ : khoảng từ 5,57-5,87 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo đại học : khoảng từ 5,07-5,27 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo cao đẳng : khoảng từ 4,60-4,76 triệu đồng/học viên/năm - Đào tạo TCCN : khoảng từ 2,73-2,87 triệu đồng/học viên/năm

Trong khi đĩ, mức đầu tư tài chính tồn xã hội hay chi phí đào tạo bình quân cho 1 sinh viên của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới so với đại học Việt Nam như sau :

Bảng 2.15 : Chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới so với đại học Việt Nam

Nước/Vùng Chi phí bình quân 1 sinh viên

(USD/SV-năm)

Mỹ 22.000

Châu Âu 12.000

Đài Loan 7.000

Các nước phát triển trong vùng 3.000-7.000

Đại học nước ngồi ở Việt Nam 3.000-6.000

Đại học Việt Nam 250-500

(Khuơn mặt mới của GDĐH Việt Nam năm 2010-của GS Phạm Phụ)

Với mức đầu tư tài chính tồn xã hội cho giáo dục đào tạo khá thấp dẫn đến hệ quả : Thứ nhất, xuất hiện phong trào du học tự túc sang các trường đại học tại nước ngồi, hiện cĩ trên 50.000 sinh viên du học tự túc và chi phí xã hội hàng năm cĩ thể lên đến hơn 800 triệu USD (Phạm phụ 2010). Thứ hai, Đại học Việt Nam bị đối xử bất bình đẳng, nghĩa là thị trường dịch vụ đào tạo với chi phí cao dành ưu tiên cho các trường đại học nước ngồi tại Việt Nam. Thứ ba, cĩ hiện tượng chảy máu chất xám, đĩ là các thầy

cơ giáo ở ĐHCL chuyển sang các trường đại học nước ngồi tại Việt Nam hay khu vực kinh tế cĩ thu nhập cao hơn.

Như vậy, với mức chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên khá thấp như hiện nay thì yêu cầu xã hội về nâng cao chất lượng đào tạo gập nhiều khĩ khăn, để hướng tới chất lượng sản phẩm đào tạo cĩ tầm khu vực và quốc tế thì chi phí đào tạo bình quân của 1 sinh viên cũng phải đạt mức khu vực và quốc tế.

- Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính bất cập, thiếu đồng bộ

Hiện nay, mặc dù đã cĩ văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với các đơn vị sự nghiệp cĩ thu nhưng chưa cĩ văn bản cụ thể hướng dẫn về quản lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình đào tạo liên kết với nước ngồi, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về giờ giảng nghĩa vụ. Việc phân cơng, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hĩa một cách cụ thể.

- Bộ máy quản lý tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM cịn cồng kềnh và hoạt động khơng hiệu quả

Bộ máy quản lý trong các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động khơng hiệu quả. Nhiều trường chưa định biên được số lượng biên chế của từng phịng ban nên cĩ hiện tượng một số phịng ban thiếu biên chế trong khi một số phịng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận cơng việc làm khơng hết trong khi một số đơn vị khác khơng cĩ việc làm. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu và hiệu quả làm việc cịn hạn chế. Một số quy định về thủ tục hành chính cịn nặng nề và phức tạp chậm thay đổi gây khĩ khăn cho người học cũng như cho cơng tác quản lý.

Kết luận chương 2

Từ các số liệu phân tích trong Chương 2 cho thấy thực trạng cơng tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại các trường ĐHCL tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM, từ đĩ đánh giá những mặt thuận lợi, khĩ khăn, hạn chế trong quản lý tài chính tại các đơn vị. Qua phân tích thực trạng tại chương 2 cũng chỉ ra những khĩ khăn, bất cập của các trường tự chủ tài chính một phần và các trường tự chủ tồn bộ về tài chính hiện nay. Tuy vẫn cịn những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung cơng tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL trên địa bàn TP. HCM được quản lý chặc chẽ, hiệu quả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập trên địa bàn Hồ Chí Minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)