Giới thiệu về Trung tâm điện thoại di động CDMA S– Telecom

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom (Trang 31)

6. Kết cấu nội dung

2.1 Giới thiệu về Trung tâm điện thoại di động CDMA S– Telecom

2.1.1 Sự ra đời.

S-Telecom là đơn vị trực thuộc SPT, được hình thànhđể thực hiện dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa công ty SPT và Công ty SK TELECOM VIETNAM. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 03005683 CN 41 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp.HCM cấp ngày 28/9/2001.

SPT là công ty Cổ phần đầu tiên được phép cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông trên phạm vi toàn quốc. SPT đang từng bước khẳng định thương hiệu của mìnhđể trở thành tập đoàn cung cấp dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

“Công nghệ hiện đại- phục vụ chuyên nghiệp - hợp tác linh hoạt" là phương châm xuyên suốt quá trình hoạt động của SPT.

Lĩnh vực hoạt độngcủa SPT:

- Các loại hình dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế, chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, đại lý chuyển phát bưu chính quốc tế, đại lý uỷ thác chuyển phát trong phạm vi cả nước.

- Dịch vụ điện thoại cố định. - Dịch vụ ADSL

- Dịch vụ điện thoại di động sửdụng công nghệ CDMA - Internet ( IXP, ISP, ICP, OSP).

- Các loại hình dịch vụviễn thông sử dụng giao thức IP. - Xây dựngcông trình bưu chính viễn thông.

- Thiết kế lắp đặt bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng bưu chính viễn thông chuyên dùng.

- Sản xuất lắp ráp thiết bị viễn thông- điện tử, tin học; sản xuất phần mềm tin học.

- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị bưu chính viễn thông. - Cung cấp dịch vụ quảng cáo

SK Telecom Vietnam Pte. Ltd (trước đây có tên là SLD Pte. Ltd ) là công ty được thành lập vào tháng 10 năm 2000 tại Singapore bao gồm 3 thành viên là SK Telecom, LG Electronics và Dong Ah Elecomm.

Với hơn 20 triệu thuê bao, chiếm hơn 50.4% thị phần thông tin di động tại Hàn Quốc, và doanh thu hàng ngàn tỷ won/năm (doanh thu năm 2006 đãđạt 10,65 nghìn tỷ won), SK Telecom được xếp vào một trong các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu trên thế giới. Công ty được xếp hạng nhất trong danh sách “Tiêu chuẩn quốc gia” về “Mức độ hài lòng của khách hàng” của Hàn Quốc trong 10 năm liên tục. Vào tháng 6 năm 2000, tạp chí Viễn Thông Châu Á đã chọn SK Telecom là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại CDMA tốt nhất Châu Á. Ngoài ra, vào tháng 6 năm 2001, SK Telecom đã vinh dự được nhận giải quốc tế về quản lý của Nhóm phát triển CDMA.

Trong quá trình hoạt động, SK không ngừng tham gia vào lịch sử phát triển công nghệ thông tin trên thế giới. Lịch sử phát triển của hãng được thăng hoa nhờ vào sự thương mại hóa thành công dịch vụ di động dựa trên công nghệ CDMA đầu tiên trên thế giới năm 1996 cho tới việc tiên phong giới thiệu các dịch vụ CDMA 2000-1x thế hệ 2.5G vào năm 2000, tiếp theo là bước đột phá ngoạn mục với dịch vụ IMT 2000 đồng bộ thế hệ 3G năm 2002. Đến nay, SK đã nghiễm nhiên trở thành nhà tiên phong trong viêc mở đường tiến tới công nghê 4G cũng như 5G trên toàn thế giới (http://www.sktelecom.com).

Được thành lập vào ngày 01/10/1958, LG Electronics là một trong các nhà sản xuất toàn cầu về lĩnh vực điện tử và viễn thông với 72 chi nhánh trên thế giới với hơn 55.000 nhân viên. Sản phẩmchủ yếu của LG Electronics là tivi kỹ thuật số, thiết bị ghi CD, máy phát DVD, CD, máy tính để bàn, màn hình máy tính, máyđiện

thoại di động,… LG Electronics đang ra sức đẩy mạnh và củng cố danh tiếng “Người dẫn đầu kỹ thuật số” trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm và thiết bị điện tử trong thời đại kỹ thuật số (http://www.lge.com).

Thành lập vào năm 1976, chuyên về hệ thống cung cấp năng lượng viễn thông, DongAh Elecomm cung cấp các giải pháp về sản phẩm, bao gồm thiết bị chuyển đổi, chỉnh lưu, bản mạchmodule và hệ thống giám sát từ xa. Tại Hàn Quốc, DongAh Elecomm đáp ứng tới 85% nhu cầu thị trường về hệ thống cung cấp năng lượng cho các dịch vụ truyền dữ liệu (http://www.dongahelecomm.com).

2.1.2 Ngành nghềkinh doanh

- Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ thông tin di động mặt đất.

- Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống mạng CDMA 2000-1x, CDMA 2000-1x EV-DO.

- Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các thiết bị đầu cuối.

2.1.3 Bộ máy tổ chức

Trong sơ đồ tổ chức của S-Telecom, Giám Đốc Điều Hành là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác điều hành và định hướng phát triển cho toàn trung tâm. Giám Đốc Điều Hành sẽ trực tiếp quản lý các Giám Đốc Khối. Các khoản chicó giá trị hơn 2.000 USD đều phải được Giám Đốc Điều Hành thông qua.

Giám Đốc Khối là người thực hiện công tác triển khai các định hướng và các chiến lược cho từng Khối. Cụ thể là phân công thực hiện chiến lược cho từng Trưởng Phòng thuộc Khối. Các Giám Đốc Khối sẽ chịu trách nhiệm cho sự vận hành của các phòng ban trong Khối theo đúng chức năng và hiệu quả để đạt được các mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, xuất phát từ mô hình BCC nên Giám Đốc Điều Hành, các Giám Đốc Khối và các trưởng phòng trong S-Telecom đều có một cố vấn người Hàn Quốc. Những cố vấn này được công ty SK Telecom chỉ định làm việc trong S- Telecom với vai trò cố vấn tổ chức và các chính sách hoạt động. Các cố vấn này có quyền can thiệp trực tiếp vào các chính sách họat động của S-Telecom.

Giám Đốc Điều Hành, các Giám Đốc Khối và các Cố vấn Khối là các nhân tố hình thành Ban Điều Hành. Mọi chính sách của S-Telecom đều phải được Ban Điều Hành thông qua.

Ban Điều Hành sẽ thực hiện việc chỉ đạo tại Văn Phòng Chính. Các chính sách ban hành sẽ được trực tiếp thực hiện bởi các Giám Đốc Chi Nhánh. Các Giám Đốc Chi Nhánh sẽ triển khai công tác thông qua các phòng kinh doanh, phòng vận hành và phòng hỗ trợ tiếp thị tại các khu vực.

Về số lượng và chất lượng nhân sự: tính đến nay, S-Fone có khoảng 1.495 lao động, trong đó khu vực miền bắc có 448 lao động, khu vực miền nam và đồng bằng Sông Cửu Long có 823 lao động và khu vực miền trung có khoảng 224 lao động. Nguồn nhân sự của S-Fone hiện nay có chất lượng khá cao. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp trưởng phòng trở lên đều đã tốt nghiệp cao học. Đội ngũ nhân viên của S-Fone có kiến thức cao về dịch vụ viễn thông cũng như chăm sóc khách hàng.

(Nguồn: www.stelecom.com.vn)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMAS-Telecom từ năm 2006 đến nay. S-Telecom từ năm 2006 đến nay.

2.2.1 Kết quả đạt được:2.2.1.1 Phát triển thuê bao: 2.2.1.1 Phát triển thuê bao:

Số liệu thuê bao trên toàn mạng đến 31/12/2008 là 5.050.276 thuê bao. Ước tính số thuê bao toàn mạng theo công văn số 2275/BTTTT-VT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 16/07/2008, bao gồm số thuê bao đang hoạt động 2 chiều, số thuê bao khóa 01 chiều và số thuê bao khóa 2 chiều trong vòng 2 tháng.Trong đó tỉ lệ thuê bao trả trước chiếm khoảng 95% và thuê bao trả sau chiếm khoảng 5%.

(Nguồn: thông tin nội bộ S-Telecom)

26 166 320 1,510 4,805 5,050 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Số thuê bao (Đvt: 1.000 tb)

Biểu đồ 2.1: Tốc độ phát triển thuê bao qua các năm của S-Fone.

Tổng số thuê bao phát sinh cước ước tính trong tháng 12/2008: 2.100.000 thuê bao. Thuê bao phát sinh cước trong tháng 12 ước tính tăng so với trung bình hàng tháng là: 11% - 19%.

Doanh thu trung bình trên một thuê bao tính trung bình cả năm 2008 (tổng doanh thu chia cho thuê bao phát sinh cước trung bình năm chia 12 tháng) : 66.755 đồng/thuê bao/ tháng tính chung cho thuê bao trả sau và trả trước. Doanh thu trung bình một thuê bao trả sau theo cách tính trên là khoảng: 397.750 đồng/thuê bao/ tháng. Doanh thu trung bình một thuê bao trả trước theo cách tính trên là khoảng: 60.000 đồng/thuê bao/ tháng.

2.2.1.2Đầu tư và phát tiển về mạng lưới phục vụ:

S-Telecom chính thức triển khai dịch vụ vào ngày 01/7/2003, là dự án viễn thông di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiênở Việt Nam. Công tác đầu tưvào hệ thống tính đến 31/12/2008 được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

- Trong giai đoạn 2001-2005: S-Telecom đầu tư khoảng 1.714 tỉ VNĐ trong đó có 1.269 tỉ VNĐvào mạng lưới, phát triển được 316 trạm trong đó có 190 BTS, phủ sóng được39/64 tỉnh thành.

- Giai đoạn 2005-2006: S-Telecom đã đẩy mạnh tiến độ đầu tư hoàn tất vùng phủ sóng trên toàn quốc vào cuối năm 2006 với 3 MSC và 890 trạm BTS, repeater. Vốn đầu tư cho hệ thống tích lũy tính đến cuối năm 2006 khoảng 2.375 tỉ VNĐtrong tổng vốn đầu tư tích lũy là 2.966 tỉ VNĐ

- Năm 2007-2008: S-Telecom đầu tư thêm khoảng 986 tỉ VNĐ trong đó 670 tỉ VNĐphục vụ cho việc nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng (đầu tư thêm 1 MSC, 208 trạmBTS và 47 Repeater).

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư vào hệ thống khoảng trên 3.045 tỉ VNĐ. Dự kiến sẽ triển khai đầu tư với trị giá 2.1 triệu USD vào thời gian tới.

Hiện tại hệ thống có thể phục vụ cùng lúc khoảng 2,8 triệu thuê bao và tổng vốn đầu tư tính đến cuối năm 2008 (bao gồm chi phí đầu tư và chi phí khai thác) là trên 3.952 tỉ VNĐ. Suất đầu tư bình quân/ thuê bao khoảng: 1,4 triệu đồng/ thuê bao.

Với cơ sở hạ tầng như trên, hiện nay, mạng thông tin di động S-Foneđã phủ sóng toàn quốc với tổng số1.200 trạm thu tiếp sóng quốc tế. Với số trạm thu phát sóng trên, S-Fone nâng cao khả năng phục vụ tốt cho khách hàng thông qua việc đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải mạng, rớt cuộc gọi. Đồng thời, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn mà trước đây chưa thể phục vụ tốt do năng lực hạn chế của cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ của S-Fone được phân phối bởi các nhà phân phối và hệ thống phân phối của S-Fone. Bao gồm:

Cửa hàng trực tiếp của S-Fone (CSC): thực hiện công tác bán hàng và bảo hành liên quan đến sản phẩm của S-Fone. Các cửa hàng này do S-Fone trực tiếp thiết lập và điều hành các công tác kinh doanh-tiếp thị.

Cửa hàng độc quyền của S-Fone (SES): chỉ bán các sản phẩm của S-Fone, do các công ty, tổ chức bên ngoài điều hành kinh doanh. Hàng tháng S-Fone sẽ có các khoản hỗ trợ kinh doanh cũng như một số chính sách bán hàng ưu đãi.

Đại lý không độc quyền, có thu cước cho S-Fone (VAB): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau. Các cửa hàng này thực hiện công tác thu cước cho S- Fone. Các chủ thể kinh doanh sẽ nhận được khoản hỗ trợ hàng tháng của S-Fone.

Đại lý bán hàng bình thường (VAA): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau trong đó có sản phẩm của S-Fone.

Các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của S-Fone sẽ đượctài trợ trong việc thiết kế và thi công toàn bộ hoặc một số hạng mục trong cửa hàng để phục vụ công tác kinh doanh tùy theo loại hình cửa hàng. Số lượng cụ thể của các cửa hàng như sau:

Bảng 2.1: Số trung tâm dịch vụ khách hàng, nhà phân phối và đại lý tích lũy đến 31/12/2008.

(Nguồn: Thông tin nội bộ của S-Telecom)

Chỉ tiêu CSC SES VAB VAA Tổng cộng

Khu vực Miền Bắc 4 142 203 183 532

Khu vực Miền Nam 9 180 295 216 700

Khu vực Miền Trung 5 104 172 115 396 Khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long

3 81 92 56 232

Đến nay, số lượng trên không thay đổi nhiều.

2.2.1.3 Phát triển thương hiệu:

Quá trình phát triển thương hiệu của SFone gắn liền với những thành tựu đạt được của SFone trong suốt thời gian qua:

- Với ý nghĩa tích cực góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường di động Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền, kích thích sự phát triển chung, và quan trọng nhất làđem lại cho khách hàng một sự lựa chọn hoàn toàn mới, sự ra đời của mạng S-Fone được bình chọn là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông nổi bật của Việt Nam trong năm 2003.

- Trong cuộc bình chọn Thương hiệu uy tín chất lượng qua mạng thương hiệu Việt năm 2004, S-Fone đãđoạt Cúp vàng thương hiệu năm 2004.

- Trong cuộc bình chọn "Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005" do tạp chí e-CHIP mobile thực hiện trên toàn quốc, S-Fone đã vượt qua các mạng di động khác và được đánh giá là “Mạng di động chiếm được sự hài lòng nhất năm 2005”.

- Trong cuộc bình chọn thương hiệu uy tín chất lượng qua mạng thương hiệu Việt năm 2006, S-Fone đãđoạt cúp vàng thương hiệu năm 2006.

- Tại cuộc bình chọn 10 sự kiệncông nghệ thông tin truyền thôngnổi bật nhất trong năm 2006 do Tạp chí PC World tổ chức, S-Fone đã vinh dự được bình chọn với sự kiện: S-Fone–Mạng di động đầu tiên triển khai truyền hình trên di động. Đồng thời, nỗlực này của S-Fone cũng góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới khai thác dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động (đây là 1 trong 10 sự kiệncông nghệ thông tin truyền thôngnổi bật năm 2006 do Bộ bưu chính viễn thôngbình chọn).

- Ngày 9/9/2007, S-Fone được nhận “Cúp vàng chất lượng hội nhập” cho nhóm dịch vụ cao cấp công nghê 3G Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng.

- Trong năm 2007, S-Fone tiếp tục nhận được giải “Đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Internet được ưa chuộng nhất trong năm 2007” do độc giả của e-Chip bình chọn.

- Tiếp nối thành công trên thị trường thông tin di động, năm 2008 S-Fone nhận giải “Doanh nghiệp Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài gòn tiếpthị tổ chức.

- Bước qua năm 2009, S-Fone đã vinh dự được công nhận là một trong 50 đơn vị đạt danh hiệu “50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam 2008” do chính người tiêu dùng Việt Nam bình chọn thông qua khảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và công ty AC Nielsen, công ty nghiên cứuthị trường hàng đầu thế giới thực hiện.

2.2.1.4 Thực trạngcông tác hoạch định chiến lược:

Sớm nhận thấy được vai trò của công táchoạch địnhchiến lược trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động, nên ngay từ khi mới thành lập trong tổ chức của S-Telecom đã hình thành khối chiến lược và hỗ trợvới 2 phòng ban là phòng chiến lược, và phòng hành chánh nhân sự. Thế nhưng, thời gian qua bộ phận này vẫn chưa thể hiện được chức năng và vai trò của mình. Công tác hoạch định chiến lược vẫn chưa được vận dụng một cách đúng đắn và nghiêm túc đểcó thể hoạch định cho trung tâm những chiến lược riêng phù hợp trong quá trình phát triển, mà bị cuốn theo xu hướng thị trường được tạo nên bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh. Các chiến lược kinh doanh của S-Telecom trong thời gian qua chưa thực sự phát huy được thế mạnh của trung tâm và phù hợp với thị trường. Do đó S-Telecom cần xem xét lại vấn đề này để có thể ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao công tác hoạch định chiến lược của trung

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)