6. Kết cấu nội dung
3.1 Cơ sở xây dựng chiến lược
3.1.1 Phân tích môi trường.
3.1.1.1 Môi trường vĩ mô:
- Kinh tế:
Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của thị trường thường tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế. Trong 10 năm qua, GDP Việt Nam phát triển với tốc độ bình quân khoảng hơn 7%. Theo kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XII tốc độ tăng GDP năm 2008 đạt từ 8,5%- 9%. Và trong thời gian tới Việt Nam có thể giữ vững tốc độnày.
Sự tăng trưởng kinh tế ổn định ở tốc độ cao sẽ tạo những điều kiện thuận lợi trong phát triển viễn thông nói chung và lĩnh vực di động nói riêng. Theo dự báo, GDP của Việt Nam sẽ tăng ổn định đến năm 2023.
- Chính trị- pháp luật:
+ Việc gia nhập các tổ chức quốc tế và đặc biệt là WTO cho phép Việt Nam mở rộng giao thương với các nước trên thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, đồng thời tạo cơ hội tốt cho việc giao thương giữa các doanh nghiệp Viễn Thông trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đương đầu với khó khăn rất lớn là sự xuất hiện của các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới và sự gia nhập thị trường với thương hiệu Beeline của Vimpel là một điển hình.
+ Với sự can thiệp của các cơ quan liên quan, việc thỏa thuận kết nối giữa các mạng viễn thông hiện tại đãđược gáo gỡgần nhưhoàn toàn, không còn tồn tại tình trạng các doanh nghiệp không kết nối được với nhau, ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng. Các chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước đã tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang nhiều lợi ích đến cho khách hàng.
+ Những ràng buộc của nhà nước đối với các thuê bao sử dụng dịch vụ di động nhằm hạn chếsố thuê baoảo, lảng phí tài nguyên và vấn đề an ninh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệpviễn thông và S- Telecom.
-Văn hóa xã hội – dân cư:
Việt Nam là một quốc gia đông dân. Dân số và tốc độ tăng dân số qua các năm 2003–2007như sau:
Bảng 3.1: Thống kê dân số Việt Nam từ năm 2003 đến2007 Năm Dân số trung bình
(Nghìn người) Tốc độ tăng dân số(%) Thành thị(%) Nông thôn (%) 2003 80,902 1.47 25.80 74.20 2004 82,032 1.40 26.50 73.50 2005 83,106 1.31 26.88 73.12 2006 84,137 1.24 27.09 72.91 Sơ bộ 2007 85,155 1.21 27.44 72.56
(nguồn: www.gso.gov.vn) Số liệu trên cho thấy dân số Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, đến nay cả nước đã có khoảng 86 triệu dân. Dân số đông cùng với đời sống người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao khiến khuynh hướng tăng tiêu dùng ngày càng phổ biến trong dân cư. Cơ cấu chi tiêu ngày càng có sự thay đổi theo mức sống và ảnh hưởng của xã hội. Ngoài vấn đề ăn, mặc, ở người dân ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề khác như: học tập, văn hóa, giải trí, giao thông, bưu điện… Đặc biệt, ở các thành phố lớn, dưới tác động của sự bùng nổ công nghệ thông tin và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, khuynh hướng tiêu dùng các dịch vụ viễn thông như: dịch vụ thông tin di động công nghệ cao, truyền dữ liệu tốc độ nhanh ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu, là mốt trong nhiều giới, nhất là giới trẻ (khoảng một nữa dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30).
Thêm vào đó, một xu thế mới đang trở thành vấn đề xã hội nổi bật ngày nay là xu thế đô thị hóa. Hiện nay cả nước có hàng ngàn dự án phát triển nhà ở và khu đô thị đã được phê duyệt và đang triển khai xây dựng theo quy hoạch. Các dự án khu công nghiệp, khu đô thị mới và tòa nhà cao tầng đều là nơi tập trung nhiều dân cư, doanh nghiệp, tổ chức… đòi hỏi sự đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ, sinh hoạt.
Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam đa số dân cư sống ở nông thôn (Năm 2007 ước tính 72,56%), thu nhập bình quân thấp vì vậy sức mua nông thôn thấp hơn rất nhiều so với thành thị, do đó yếu tố giá thấp đóng vai trò quan trọng trong tiêu dùng.
Tóm lại: những yếu tố văn hóa xã hội – dân cư trên đem lại cơ hội phát triển các dịch vụ di động, mở rộng thị trường và thị phần cho các nhà cung cấp. Tuy vậy, các đặc điểm trên tạo ra sự khác biệt nhu cầu giữa các vùng thành thị và nông thôn, độ tuổi… Do đó, khi xây dựng chiến lược, S-Telecom cần lưu ý đến vấn đề này.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại ngày nay phát triển rấtnhanh chóng và đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin di động.Hiện tại, công nghệthông tin di động 3G vừa đi vào triển khai trên thế giới và đang ở giai đoạn chuẩn bị tại thị trường Việt Nam, thì thế giới đã bắt đầu chuẩn bị cho việc triển khai di động theo công nghệ 4G và tại Việt Nam việc thử nghiệm công nghệ di động 4G (Wimax di động) của một số doanh nghiệpcũng đã hoàn tất.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã góp phần làm thay đổi phương thức kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông trên thế giới và Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thường xuyên phải đối mặt với yêu cầu phải duy trì công nghệ hiện có sẵn trên mạng lưới để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra cùng sự phát triển ổn định và nỗi lo tụt hậu về công nghệ so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần tụt hậu một bước, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ sụt giảm.
3.1.1.2 Môi trường vi mô:
-Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã có 7 nhà cung cấp được phép cung cấp dịch vụ thông tin di động: MobiFone, VinaPhone, Viettel Mobile, EVNTelecom, Vietnamobile (tên cũ là HT Mobile), S-Fone, Gtel mobile và Đông Dương Telecom. (trong đó MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnammobile và Gtel cung cấp dịch vụ theo công nghệ GSM; EVN, S-Fone cung cấp dịch vụ theo công nghệ CDMA). Và ngày 19/08/2009 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động không có tần số vô tuyến điện (mạng di động “ảo”) cho công ty cổ phần viễn thông Đông Dương (Đông Dương Telecom). Đây là mô hình mạng di động dùng chung tài nguyên tần số đầu tiên được phép triển khai tại Việt Nam và Đông Dương Telecom trở thành doanh nghiệp thứ 8 cung cấp dịch vụ thông ti di động tại Việt Nam..
Vinaphone và MobiFone là Công ty con của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam ra đời sớm nhất, đã hoạt động hơn 10 năm trên thị trường Việt Nam;
Viettel là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng,được chính phủ cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế vào tháng 06 năm1995 với vốn điều lệ ban đầu là 950 tỷ đồng. Chỉ khoảng 5 năm cung cấp dịch vụ ra thị trường (tháng 7 năm2004), Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam, vượt lên cả Vinaphone và Mobiphone. Không những phát triển mạnh ở Việt Nam, hiện tại Viettel còn mở rộng cung cấp các dịch vụ viễn thôngvà phát triển rất mạnh mẽ ở Lào, Campuchia.
EVN Telecom– tên đầy đủ là công ty thông tin viễn thông điện lực, là công ty do Tổng công ty điện lực Việt Nam nắm 100% vốn, được thành lập vào năm 2000nhưng mãi đến tháng 05 năm 2006, EVN mới chính thức cung cấp dịch vụ di động trên thị trường.
Vietnamobile, tên cũ là HT Mobile. Trước đây cung cấp dịch vụ thông tin di động theo công nghệ CDMA, nhưng đã thất bại saukhoảng 1 năm cung cấp dịch vụ ra thị trường. Nay HT Mobile chính thức đổi tên thành Vietnamobile và chuyển sang cung cấp dịch vụ thông tin di độngtheo công nghệGSM.
Gtel Mobile với thương hiệu Beeline là mạng di động thứ bảy và cũng là mạng di động đầu tiên có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Công ty cổ phần viễn thông di động Toàn Cầu (GTel Mobile) đã chính thức ra mắt ngày 20-07-2007. Trong liên doanh này, tập đoàn VimpelCom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu thế giới tại Đông Âu và Trung Á có 40% số vốn đầu tư, còn Tổng Công ty viễn thông Toàn Cầu Gtel (Gtel Corp) của Việt Nam cùng các đối tác khác đầu tư số vốn còn lại. Sau 8 tháng triển khai, Beeline Việt Nam đã bắt đầu khai trương dịch vụ với đầu số 0199 và đã có 120.000 sim Beeline đến tay người tiêu dùng Việt Nam trongba tuần trước lúc diễn ra lễ ra mắt chính thức.
Bảng 3.2:Bảng tóm tắt một số điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh.
Nhà cung cấp
Điểm mạnh Điểm yếu
Viettel - Có số thuê bao lớn nhất
- Thương hiệu được đông đảo khách hàngủng hộ.
- Dẫn đầu về việc giảm giá cước.
- ARPU thấp.
MobiFone - Có thị phần đứng vị trí thứ 2 trên thị trường.
- Chất lượng dịch vụ tốt nhất
- Có ARPU bình quân/thuê bao cao nhất: 10 USD/tháng
- Sức cạnh tranh giảm bị Viettel giành nhiều thị phần.
VinaPhone - Nhà cung cấp lâu đời nhất ViệtNam.
- Luôn đi tiên phong trong việc mở trạm phủ sóng tại các khu vực vùng xa, vùng sâu ngoài các khu vực trung tâm.
- Sức cạnh tranh giảm.
Vietnamobile - Đã thất bại 1 lần.
- Mất thuê bao hiện hữu trong quá trình chuyển đổi công nghệ. EVN Telecom - Có lượngkhách hàng lớn từ ngành Điện lực. - Thị phần thấp. - Chưa chú trọng đến các dịch vụ Internet và nội dung. GTel - Được cấp phép 11/2007.
- Liên doanh với nhà cung cấp di động thứ nhì Nga Vimpelcom.
- Beeline là thương hiệu lớn, dày dặn kinh nghiệm trong triển khaidịch vụ di động.
- Ra đời muộn.
- Khách hàng:
Trước đây, giá cả dịch vụ di động còn quá cao, nên số lượng người sử dụng dịch vụ còn hạn chế và chủ yếu tập trung ởnhững đối tượng có thu nhập khátrở lên hoặc những người có nhu cầu liên lạc trong công việc và kinh doanh. Thêm vào đó là sự phát triển công nghệ chậm chạp, nên hiểu biết và và nhu cầusử dụng dịch vụ di động còn hạn chế.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và được phổ cập phổ biến đến vùng sâu vùng xa, với mức sống ngày càngđược cải thiện và giá cả dịch vụ thấp hơn trước rất nhiều,nên ngày nay khách hàng sử dụng dịch vụ di động rất đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi, giới tính và nghệ nghiệp khác nhau. Tuy nhiên do thu nhập đa số dân cư còn thấp nên khách hàng phần lớn sử dụng dịch vụ thoại và nhắn tin, đặc biệt làở vùng nông thôn. Các dịch vụ giải trí, truyền số liệu và các dịch vụ giá trị gia tăng khác được khách hàng ở các vùng thành thị sử dụng nhiều, đặc biệt làở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với sự ra đời của nhiều nhà cung cấp dịch vụ và các chính sách khuyến mãi, quảng cáo hấp dẫn,ngày nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn nênnhu cầu đòi hỏi của khách hàng cũng ngày càng cao hơn, giá phải rẻ hơn, chất lượng dịch vụ phải đảm bảo hơn và chăm sóc khách hàngphảitốt hơn.
Tóm lại: trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt, khách hàng phải được cọi là trọng tâm, doanh nghiệp nào nắm bắt được khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
- Nhà cung cấp:
Để phục vụ cho quá trình kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông hầu như phải nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Về cơ bản, các doanh nghiệp được chủ động lựa chọn nhà cung cấp, nhưng do viễn thông là ngành liên tục có nhiều bước phát triển về khoa học –kỹ thuật, vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại và thay đổi liên tục nên các nhà cung cấp được lựa chọn thường là các nhà cung cấp nổi tiếng, có uy tín trên thế giới. Đồng thời, do tính chất kết nối vào hệ thống nên đòi hỏi mạng lưới viễn thông của bản thân doanh nghiệp phải tương thích với nhau và tương thích với mạng lưới viễn thông hạ tầng của xã hội nên việc lựa chọn nhà cung cấp phải cân nhắc và có sự hạn chế hơn.
-Các đối thủ tiềm ẩn mới:
Việc thiết lập mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn (số vốn đầu tư có thể lên đến hàng tỉ USD) và chuyên môn đặc biệt cao,
nên khả năng xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn trong nước cũng hạn chế. Điều đáng lo ngại nhất là sự tham gia thị trường của các tổ chức nước ngoài với vốn lớn và chuyên môn cao, điển hình là sự tham gia của tập đoàn viễn thông VimpelCom của Nga. Tuy nhiên để chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường, các đối thủ tiềm ẩn cũng cần phải có thời gian để chuẩn bị, nên phần nào doanh nghiệp cũng có thời gian chuẩn bị và kiểm soát được tình hình thayđổi của thị trường.
3.1.1.3 Ma trân đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
Quaphân tích đánh giá trên, đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia (bao gồm 30 lãnh đạo ở cấp phó phòng của Công ty SPT, S-Telecom và các chuyên viên đang công tác tại SPT và S-Telecom theo hình thức trao đổi trực tiếp), tác giả xây dựng được ma trận các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của S-Telecom như sau:
Bảng 3.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Stt Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ
quan trọng
Phân loại Số điểm quan trọng 1 Phát triển kinh tế xã hội làm nhu cầu
dịch vụrộng mở.
0.15 4 0.60
2 Khách hàng có nhiều sự lựa chọn. 0.10 3 0.30 3 Các chính sách khuyến khích phát
triển dịch vụ của nhà nước
0.02 3 0.06
4 Mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước.
0.05 3 0.15
5 Đòi hỏi của khách hàng ngày càng nhiều hơn cả về chất lẫn về lượng.
0.15 1 0.15
6 Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.
0.05 2 0.10
7 Sự phàn nàn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và chất lượng phụcvụ.
0.20 1 0.20
8 Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong, ngoài nước và tiềm lực đối thủ ngày càng mạnh.
0.10 1 0.10
9 Nguy cơchảy máu chất xám 0.10 2 0.20 10 Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối
với thuê bao.
0.08 2 0.16
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2.02 (so với mức trung bình là 2.5) cho thấy khả năng ứng phó của S-Telecom khá yếu ớt đối với các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài.
3.1.2 Phân tích nội bộ.
Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm cáchoạt động của cácbộ phận chức năng như: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, tài chính kế toán, marketing và nền nếp tổ chức chung…
3.1.2.1 Tổ chức –nguồn nhân lực:
- Tổ chức: Xuất phát từ mô hình BCC, nên Giám Đốc Điều Hành, các Giám Đốc Khối và các trưởng phòng trong S-Telecom đều có một cố vấn người Hàn Quốc, những cố vấn này được công ty SK Telecom chỉ định làm việc trong S-Telecom với vai trò cố vấn tổ chức và các chính sách hoạt động. Các cố vấn này có quyền can thiệp trực tiếp vào các chính sách hoạt động củaS-Telecom. Giám Đốc Điều Hành, các Giám Đốc Khối và các Cố vấn Khối là các nhân tố hình thành BanĐiều Hành.