Kinh nghiệm phòng chống rủi ro tín dụng của Đài Loan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

Đài Loan đang phải đối mặt với viễn cảnh chung của những cuộc khủng hoảng khi mà nền kinh tế Mỹ đã có ảnh hưởng lớn đến Đài Loan. Kết quả là, thị trường chứng khoán đã bị tổn thất nặng nề và hơn 30 công ty đã tuyên bố phá sản. Tín dụng ở Đài Loan thông thường được thế chấp bằng cổ phiếu hoặc tài sản. Nhưng thật không may giá trị của các tài sản thế chấp lại giảm sút cùng với thời điểm mà các chủ nợ tuyên bố phá sản. Vì vậy, mà các khoản nợ khó đòi ngày càng tăng lên. Để lấy lại lòng tin đối với các nhà đầu tư, chính phủ Đài Loan đã nhanh chóng thực hiện một loạt các chính sách nhằm ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của thị trường tài chính. Chính phủ quyết định cứu các công ty đang

gặp khó khăn bằng cách yêu cầu các ngân hàng xóa khỏi sổ sách các khoản nợ khó đòi, tiếp tục hỗ trợ phát triển về vốn, tạo điều kiện cho các công ty đó phục hồi và phát triển. Đồng thời nhanh chóng sửa đổi chính sách thuế và chính sách bảo vệ ngân hàng bằng nhiều cách, mà bản chất là sử dụng ngân sách nhà nước như:

- Chuyển thuế thu nhập từ lãi tiền gửi sang cho ngân hàng.

- Loại bỏ thuế từ lãi cho vay mà trước đây ngân hàng phải nộp cho ngân sách nhà nước để tài trợ cho các ngân hàng.

- Chính phủ khuyến khích các ngân hàng trong nước và nước ngoài thậm chí cả các công ty danh tiếng đầu tư vào các công ty quản lý tài sản- là các công ty sẽ giải quyết các khoản nợ khó đòi cho ngân hàng.

- Chính phủ khuyến khích việc sát nhập giữa các ngân hàng yếu kém với các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, tránh việc để cho các ngân hàng yếu kém tự sụp đổ.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)