Tăng cường và sử dụng có hiệu quả tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu (Trang 73 - 74)

Hiện nay, tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có đảm bảo, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm cần khách quan, tài sản bảo đảm phải có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý…Các cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi tài sản

bảo đảm, thu thập và nắm bắt thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường để có cơ sở định giá tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại giá trị tài sản.

Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tài sản của khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước rất thấp so với dư nợ tại ngân hàng; đồng thời, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, nhưng tài sản đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo tiền vay không nhiều. Vì vậy, để tăng tài sản đảm bảo trong cho vay chi nhánh cần có biện pháp sau:

+ Yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản của cá nhân, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trị…đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo lãnh của Tổng công ty.

+ Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tài sản bảo đảm theo quy định của ngân hàng.

Đối với việc nhận tài sản đảm bảo, chi nhánh cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh nghiệm, kinh doanh hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Vũng Tàu (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)