- 2.502 0,1% Chi phí thuế thu nhập doanh
PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
3.2.2.1 Tính EVA của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An khi chưa
điều chính số liệu kế toán
Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit before interest after tax - NOPAT)
Từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tường An các năm 2005-2008 chúng ta tính được lợi nhuận các năm như sau: (ĐVT: 1.000.000 đ)
Bảng 3.1- Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế các năm 2005-2008
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 Cộng: lãi vay sau thuế - 317 - 1.342 Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế (NOPAT) 40.080 46.010 125.712 13.180
Bước 2: Tính tổng vốn đầu tư (Total Invested Capital – TC)
Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Tường An các năm 2005-2008 chúng ta tính được vốn đầu tư các năm như sau:
Bảng 3.2 -Vốn đầu tư các năm 2005-2008 ĐVT: 1.000.000 đ Vốn đầu tư 2005 2006 2007 2008 Vốn cổđông 241.535 264.105 361.440 309.261 Nợ ngắn hạn 172.051 251.401 394.821 299.227 Nợ dài hạn 14.242 31.902 80.800 78.477 Cộng nợ 186.293 283.303 475.621 377.704 Cộng vốn đầu tư 427.828 547.409 837.061 686.965
Bước 3: Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân (Cost of Capital - WACC)
Thông thường doanh nghiệp phải phối hợp huy động vốn cho đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn vốn có lãi suất sử dụng khác nhau. Do vậy, cần thiết phải tính lãi suất sử dụng vốn bình quân.
(i) Tỷ trọng từng nguồn vốn trong cấu trúc vốn
- Từ Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An tác giả tính cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán.
- Căn cứ vào giá đóng cửa cổ phiếu TAC của Công ty cổ phần Dầu Tường An vào các ngày 31/12/2005 là 20.000 đồng/cổ phiếu;
ngày 31/12/2006 là 63.700 đồng/cổ phiếu; ngày 31/12/2007 là 124.000 đồng/cổ phiếu;
ngày 31/12/2008 là 23.600 đồng/cổ phiếu; tác giả tính cấu trúc vốn thị trường. Giá trị thị trường của vốn chủ được xác định bằng cách lấy giá đóng cửa mỗi cổ phiếu nhân với số lượng mỗi loại cổ phiếu. Giá trị của các khoản nợ bằng với giá trị sổ sách kế toán tính tương tự các năm tiếp.
Bảng 3.3 - Cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán
2005 2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Giá trị
sổ sách trọng Tỷ sổ sách Giá trị trọng Tỷ Giá trị sổ sách trọng Tỷ Giá trị sổ sách trọng Tỷ Vốn cổ phần 189,802 189,802 189,802 189,802 Lợi nhuận giữ lại 26,255 29,798 78,189 45,553
Các quỹ 25,478 44,506 93,449 73,907 Cộng vốn chủ 241,535 56% 264,105 48% 361,440 43% 309,261 45% Nợ ngắn hạn 172,051 40% 251,401 46% 394,821 47% 299,227 44% Nợ dài hạn 14,242 4% 31,902 6% 80,800 10% 78,477 11% Cộng nợ 186,293 44% 283,303 52% 475,621 57% 377,704 55% Vốn đầu tư 427,828 100% 547,409 100% 837,061 100% 686,965 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005-2008
Bảng 3.4 Cấu trúc vốn theo giá trị thị trường
2005 2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Giá trị
thị trường trọng Tỷ thị trườngGiá trị trọng Tỷ thị trườngGiá trị trọng Tỷ
Giá trị thị trường Tỷ trọng Vốn cổ phần 379.604 1.209.039 2.353.545 447.933 Lợi nhuận giữ lại 26.255 29.798 78.189 45.553 Các quỹ 25.478 44.506 93.449 73.907 Cộng vốn chủ 431.337 70 % 1.283.342 82% 2.525.183 84% 567.392 60% Nợ ngắn hạn 172.051 28% 251.401 16% 394.821 13% 299.227 32% Nợ dài hạn 14.242 2% 31.902 2% 80.800 3% 78.477 8% Cộng nợ 186.293 30% 283.303 18% 475.621 16% 377.704 40% Vốn đầu tư 617.630 100% 1.566.645 100% 3.000.804 100% 945.096 100%
Bảng 3.3 vốn cổ phần được xác định theo mệnh giá, Bảng 3.4 vốn cổ phần được xác định theo giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm đóng cửa cuối năm. Vì vậy, vốn cổ phần tính theo giá thị trường tăng cao làm thay đổi cấu trúc vốn.
(ii) Lãi suất sử dụng nợ vay
Một cách tính đơn giản hơn thường được sử dụng khi tính lãi suất sử dụng nợ vay của Công ty Cổ phần Tường An ( tỷ lệ %) :
rd = Lãi vay trong kỳ/ nợ bình quân trong kỳ (*)
Lãi suất sử dụng vốn vay sau thuế (rd*) (rd*) =rd(1-T)
Với:
- rd* là lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
- T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo công thức (*) này ta có thể tính được lãi suất sử dụng nợ vay các năm 2005-2008 của Công ty Cổ phần dầu Tường An:
Bảng 3.5 – Lãi suất sử dụng nợ vay
Năm tài chính 2005 2006 2007 2008
Nợ bình quân trong kỳ 14.019 22.817 62.966 82.112
Lãi vay phải trả trong kỳ 475,154 2.735 5.298 12.661
Lãi suất sử dụng nợ vay trươc thuế (%) 3,4% 12,0% 8,4% 15,4%
Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế (%) 2,44% 8,63% 6,06% 11,1%
(iii) Lãi suất sử dụng vốn chủ (re)
Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An chỉ phát hành cổ phần thường, không phát hành cổ phần ưu đãi vì vậy lãi suất sử dụng cổ phần thường là lãi suất sử dụng vốn chủ. Để tính lãi suất sử dụng vốn chủ của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường
An luận văn sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Theo mô hình này, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của vốn chủ được tính theo công thức sau:
( )
e f m f
r = + βr r −r
re 2005 = rf + З ( rm – rf) = 7,82% + 0,71 x ( 22,2% - 7,82%) = 18,03%.
Các năm tiếp theo tính tương tự ta được bảng tính lãi suất sử dụng vốn chủ cho giai đoạn 2005 – 2008 của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An:
Bảng 3.6 – Lãi suất sử dụng vốn chủ
Năm tài chính 2005 2006 2007 2008
Lãi suất bình quân trong 2 năm
trái phiếu chính phủ (rf) 7,82% 7,95% 7,97% 8,89% Suất sinh lợi của VN-INDEX
giai đoạn 2001-08 (rm) 22,20% 22,90% 33,18% 19,56%
Hệ số beta (β) 0,71 0,8 1,04 1,21
Lãi suất sử dụng vốn chủ (%) 18,03% 19,91% 34,19% 21,80%
Lãi suất sử dụng vốn bình quân WACC
Từ lãi suất sử dụng từng loại nguồn vốn và cấu trúc vốn theo giá sổ sách và giá thị trường ta có kết quả tính WACC theo mô hình CAPM của Công ty cổ phần dầu Tường An theo giá trị sổ sách và giá trị thị trường cho giai đoạn 2005- 2008:
Bảng 3.7 - WACC theo mô hình CAPM (cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán)
2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu % trọng Tỷ % trọng Tỷ % trọng Tỷ % trọng Tỷ Lãi suất sử dụng vốn cổ phần 18,03% 56% 19,91% 48% 34,19% 43% 21,80% 45% Lãi suất sử dụng
nợ vay sau thuế 2,44% 44% 8,63% 52% 6,06% 57% 11,1% 55%
Bảng 3.8 - WACC theo mô hình CAPM (cấu trúc vốn theo giá thị trường) 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu % trọng Tỷ % trọngTỷ % trọngTỷ % Trọng Tỷ Lãi suất sử dụng vốn cổ phần 18,03% 70% 19,91% 82% 34,19% 84% 21,80% 60% Lãi suất sử dụng
vốn vay sau thuế 2,44% 30% 8,63% 18% 6,06% 16% 11,1% 40%
WACC (%) 13,3% 17,9% 29,7% 17,5%
Bước 4: Tính EVA = NOPAT - WACC x TC
Từ việc xác định được lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế, vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn chúng ta có thể tính được EVA gốc (là EVA khi chưa điều chỉnh số liệu sổ sách kế toán):
EVA gốc được tính dựa trên việc tính chi phí sử dụng vốn WACC theo mô hình CAPM theo giá trị sổ sách kế toán và theo giá thị trường.
Bảng 3.9- EVA–WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị sổ sách kế toán) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư bình quân 427.827,57 487.618,12 692.235,04 762.013,28
WACC 11,24% 14,07% 18,20% 15,92%
Chi phi sử dụng vốn đầu tư 48.094,4 68.617,6 126.019,4 121.300,2 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.010 125.712 13.180
EVA -8.015 -22.608 -307 -108.120
EVA trên vốn đầu tư (%) -1,87% -4,64% -0,04% -14,19%
Bảng 3.10 - EVA - WACC theo mô hình CAPM (theo giá trị thị trường) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Vốn đầu tư bình quân 427.827,57 487.618,12 692.235,04 762.013,28
WACC 13,33% 17,87% 29,73% 17,52%
Chi phi sử dụng vốn đầu tư 57.019,2 87.137,9 205.800,2 133.542,8 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.010 125.712 13.180
EVA -16.940 -41.128 -80.088 -120.363
EVA trên vốn đầu tư (%) -3,96% -8,43% -11,57% -15,80%
ROI 9,37% 9,44% 18,16% 1,73%
Cả bốn năm: từ năm 2005 đến năm 2008, WACC tính trên cơ sở cấu trúc vốn theo sổ sách (Bảng 3.7) đều thấp hơn WACC được tính trên cơ sở cấu trúc vốn thị trường (Bảng 3.8). Điều này là do: giai đoạn này thị trường chứng khoán phát triển mạnh, giá chứng khoán tăng cao, đặc biệt là năm 2007.
Từ kết quả tính toán các thước đo thành quả hoạt động ở hai Bảng 3.9 và 3.10, chúng ta nhận thấy rằng: mặc dù lợi nhuận và ROI các năm 2005-2008 đều dương nhưng EVA các năm 2005- 2008 đều âm. Vì vậy, có thể kết luận rằng trong giai đoạn 2005-2008 Công ty chưa tạo ra giá trị cho cổ đông, giá trị của doanh nghiệp bị sụt giảm. So sánh số liệu EVA-WACC theo cấu trúc vốn sổ sách (Bảng 3.9) và EVA-WACC theo cấu trúc vốn thị trường (Bảng 3.10) cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn về mức độ sụt giảm giá trị của doanh nghiệp.
EVA được tính ở trên đều dựa trên số liệu kế toán. Nếu bỏ qua bất cứ điều chỉnhkế toán nào, Công ty có thể dễ dàng tính được EVA để biết rằng có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không. Nhưng theo đề xuất của Stern Sterwart, để tính chính xác EVA cần phải thực hiện hơn 160 điều chỉnh. Trong trường hợp Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An, nếu phân tích chi tiết chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam mà công ty đang áp dụng với các quan điểm tài chính thì phải thực hiện các điều chỉnh kế toán khi tính EVA. Một số điều chỉnh quan trọng tác giả đã trình bày
chi tiết trong phần cơ sở lý luận là: ảnh hưởng của thuế, chi phí nghiên cứu và phát triển, các quỹ, các khoản dự phòng, thuê hoạt động, điều chỉnh liên quan đến hàng tồn kho, và các tài sản ngoài bảng…v.v.