- Nhà nước tiếp tục xác định rằng, công tác XĐGN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy cần chỉ đạo vận hành đồng bộ các hoạt động XĐGN từ các cấp từ khâu cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, tăng cường giáo dục nâng cao dân trắ, tập huấn KHKT cho người dân, nhằm giúp cho hộ nghèo có ý chắ phấn đấu làm giàu bên cạnh sự trợ giúp của cộng đồng và toàn xã hội, kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, vùng nghèo một cách đồng bộ. Nhà nước cần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho người nghèo. Đó là cần có chắnh sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển, có như vậy mới tạo cơ sở cho vốn cho vay hỗ trợ người nghèo hiệu quả và bền vững hơn. Cụ thể như:
1. Phải có chắnh sách phối hợp để tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chắnh sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chắnh sách bảo hộ xuất khẩuẦ
2. Khu vực nông thôn đặc biệt là các xã nghèo cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân nghèo.
3. Nhà nước cần có chắnh sách thúc đẩy thị trường tài chắnh nông thôn phát triển, cần khuyến khắch hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức tài chắnh vi mô phát triển cùng với vốn NSNN hỗ trợ vốn đến cho người nghèo.
- Nhà nước cần có chắnh sách để đảm bảo và tăng cường nguồn vốn cho NHCSXH nhằm cung cấp đủ vốn đến cho người nghèo:
+ Ngân hàng Nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn và quản lý các tổ chức tài chắnh, ngân hàng trong nước nghiêm chỉnh thực hiện quy định về
việc duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH. Ngoài ra, mở rộng đối tượng tham gia gửi Ộtiền gửi 2%Ợ vào NHCSXH là tất cả các tổ chức tắn dụng chứ không bó hẹp các tổ chức tắn dụng Nhà nước hiện nay, nhằm tạo nguồn vốn ổn định cho NHCSXH và nâng cao trách nhiệm của toàn hệ thống ngân hàng đối với sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo.
+ Tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chắnh phủ có quy định NHCSXH được ủy ban nhân dân các cấp trắch một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chắnh sách khác trên địa bàn. Nhưng vấn đề này chưa quy định cụ thể, không có quy định ràng buộc dẫn đến có địa phương quan tâm thì thực hiện, có địa phương chưa thực hiện. Vì vậy, Chắnh phủ cần quy định cụ thể rõ ràng, hàng năm chắnh quyền địa phương phải trắch tối thiểu bao nhiêu phần trăm từ phần nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để bổ sung vốn cho NHCSXH, và được coi là chắnh sách quan tâm của địa phương trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
- Nhà nước cần chỉ đạo các Bộ ban hành quy chế phối hợp lồng ghép cho chương trình cho vay tắn dụng ưu đãi với chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật để người vay sử dụng vốn hiệu quả hơn. Có như thế mục tiêu xoá đói giảm nghèo mới thực hiện nhanh và bền vững.
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững của các tổ chức cung cung cấp vốn và giúp cho chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo đạt kết quả nhanh hơn và bền vững hơn. Nhà nước cần có các chắnh sách nhằm đảm bảo cho môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tắch lũy tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra nhà nước cần tạo sự ổn về chắnh trị vì ổn định chắnh trị là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững về kinh tế.