3.1.1.1. Phương pháp chọn mẫu
Chân dung của mẫu được mô tả là nhân viên văn phòng nam và nữ, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh (business), đang làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, tuổi từ 22 đến 44, đã đi làm ít nhất 1 năm, trình độ văn hóa chuyên môn từ đại học trở lên. Mẫu
được chọn bằng phương pháp phi xác suất theo kỹ thuật thuận tiện thông qua những lớp cao học buổi tối (K19, K20) đang học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng, xử lý trong nghiên cứu (Nguyễn 2011:231).
Nghiên cứu này có sử dụng phân tích EFA, hồi quy bội (MLR) và T-test. Hair & ctg (2006) (theo Nguyễn 2011:398) cho rằng khi phân tích EFA kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là một biến quan sát cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên; và phân tích hồi quy bội, một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho MLR là:
50 8
n≥ + p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số biến độc lập trong mô hình (theo Nguyễn 2011:499). Hoàng & Chu (2008:195) xác định cỡ
34 2 / 2 Z n e α ×σ = (3.1)
Với độ tin cậy là 95% (α=0.05) nên Zα/ 2=1.96; chọn độ chính xác hay còn gọi là
độ rộng của khoảng ước lượng e=0.07; độ lệch chuẩn σ =R/ 6=4 / 6 (R là khoảng biến thiên từ giá trị lớn nhất đến giá trị nhỏ nhất. Trong nghiên cứu này,Rmax =4 (5-
1=4), và R sẽ trãi trong vòng 6σ (±3σ xung quanh µ). Thay số vào (3.1) ta có 348
n= . Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200; Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát (trong nghiên cứu này có hết thảy là 29 biến quan sát). Để đảm bảo đạt yêu cầu, nghiên cứu sẽ chọn cỡ mẫu n=348. Trong quá trình khảo sát thử, nghiên cứu nhận thấy rằng có khoảng 70% đối tượng khảo sát phù hợp với điều kiện của nghiên cứu. Do
đó, để có 348 mẫu, nghiên cứu sẽ phát 500 mẫu. Thực tế, với 500 bản khảo sát, chỉ
thu về 461 bản, trong đó có 338 bản phù hợp với điều kiện khảo sát (không lệch quá nhiều so với dự kiến), 21 bản không hợp lệ do bỏ trống nhiều hoặc không đúng với
điều kiện khảo sát và 102 bản không đủđiều kiện tiếp tục thực hiện khảo sát (những
đối tượng thuộc phần gạn lọc).
3.1.1.2. Mô tả mẫu
Mẫu gồm 338 bản. Xét theo giới tính người khảo sát có 31.7% nam, 68.9% nữ (105 nam, 226 nữ) và 7 người không trả lời. Xét theo giới tính lãnh đạo có 54.4% nam, 45.6% nữ (184 nam, 154 nữ). Xét theo loại hình sở hữu có 26.2% nhân viên làm việc trong khu vực quốc doanh (86 nhân viên), 73.8% nhân viên làm trong khu vực ngoài quốc doanh (242 nhân viên) và 10 người không trả lời (bảng 3.10).
35
Bảng 3.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu: