Đối tợng hạch toán chi phí và phân loại chi phí trong công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty Cao Su Sao Vàng (Trang 30 - 32)

II. thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cao su sao vàng.

1.Đối tợng hạch toán chi phí và phân loại chi phí trong công ty.

1.1. Đối tợng hạch toán chi phí.

Quá trình sản xuất là quá trình nối tiếp liên tục của 3 giai đoạn : cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. Gắn liền với quá trình đó là việc phát sinh chi phí. Thực chất của chi phí là việc sử dụng tài sản, vật t, tiền vốn vào quá trình sản xuất. Chi phí là nhân tố ảnh hởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty nên yêu cầu quản lý chi phí là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi công ty, quản lý chi phí chính là nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Công ty Cao Su Sao Vàng Hà Nội sản xuất nhiều loại săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp... và một số sản phẩm cao su khác. Các sản phẩm này đợc sản xuất chuyên môn hóa ở: XNCS I; XNCS II; XNCS III; XNCS IV và xởng Cao Su BTP Xuân Hòa. Chính vì vậy, việc xác định đúng đối tợng chịu chi phí là khó khăn, việc tính toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đợc chính xác thì việc đầu tiên đó là xác định đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành sản phẩm.

Các sản phẩm của công ty với quy cách, kích cỡ khác nhau trên quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, ở các xí nghiệp chỉ có các sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối mới đợc coi là thành phẩm. Nơi phát sinh chi phí tại công ty chính là các xí nghiệp trực tiếp sản xuất những sản phẩm đó. Chính vì vậy mà công ty xác định đối tợng hạch toán chi phí là ở từng xí nghiệp và đối tợng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng loại sản phẩm nh lốp ô tô, xe máy, xe đạp,...

Ngô Thị Bích Hải Kế toán - 43C Kế toán - 43C

Việc xác định đúng đối tợng hạch toán chi phí giúp cho công ty có thể tổ chức hạch toán chi phí sản xuất ngay từ khâu ghi chép ban đầu đến việc tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và hệ thống sổ sách, giúp cho công tác kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trở nên dễ dàng đa ra đợc số liệu chính xác và hợp lý. Đó là một công việc hết sức quan trọng.

Với tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm đối với công ty em đã chọn việc tìm hiểu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty làm chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề đợc thực hiện với số liệu tại XNCS II vào tháng 12 năm 2003 và đối tợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là sản phẩm lốp của XNCS II.

1.2. Phân loại chi phí sản xuất.

Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trng nhất định. Để thuận tiện cho công tác hạch toán và quản lý, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất và đặc biệt là thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm.

Là doanh nghiệp sản xuất vì vậy để đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí sản xuất kinh doanh và việc tính giá thành sản phẩm công ty đã chia chi phí ra thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Là chi phí phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu...tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ nh: các loại cao su, các hóa chất, vải mành, dây thép tanh, than đen, dầu thông, bột chống dính...

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Gồm tiền lơng, phụ cấp lơng và các khoản trích theo lơng cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lơng phát sinh. Chi phí nhân công trực tiếp này đợc trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm nh đợc trả cho công nhân làm nhiệm vụ hỗn luyện, nhiệt luyện cao su sống và hoá chất để tạo thành bán thành phẩm phục vụ cho qua trình sản xuất sản phẩm.

- Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp) nh: chi phí nhân viên, vật liệu, công cụ, khấu hao tài sản cố định, các chi phí khác phải bỏ ra tại các xí nghiệp mang tính chất quản lý và phục vụ sản xuất chung trong công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty Cao Su Sao Vàng (Trang 30 - 32)