Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 46)

Để tiến hành nghiên cứu đạt được những mục đích đề ra, phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề như: Các phương pháp cụ thể bao gồm:

1.2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng quyết định đến tính chính xác, khách quan và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Chọn điểm nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:

a). Chọn vùng nghiên cứu

Theo kết quả phân vùng sinh thái và kinh tế huyện Đồng Hỷ được chia làm 3 vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng đồi thấp và vùng núi.

Ba vùng sinh thái này có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất đai, địa hình, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí... Do vậy, để đảm bảo yêu cầu cho nhu cầu nghiên cứu, điểm được chọn có đầy đủ các vùng sinh thái và cụm kinh tế trong huyện.

b). Chọn xã nghiên cứu

Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo theo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:

+ Đại diện và theo tỷ lệ các xã trong vùng sinh thái, kinh tế của huyện. + Có quỹ đất nông lâm nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã khác trong huyện.

+ Có điều kiện sản xuất, mức độ kinh tế, trình độ dân trí... ở mức trung bình trong huyện.

+ Được phân bố đều ở phía Bắc, Nam, Đông, Tây và vùng trung tâm của huyện.

+ Có khoảng cách xa, gần khác nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện lỵ Đồng Hỷ hoặc thành phố Thái Nguyên.

Trên cơ sở đó, đề tài chọn 3 xã đại diện theo các vùng sinh thái và kinh tế, cụ thể như sau: Vùng bằng phẳng (Trung tâm): xã Hóa Thượng. Vùng đồi thấp (Phía Nam): xã Khe Mo. Vùng núi (Phía bắc): xã Hoà Bình. Nhìn chung các xã được chọn đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.

1.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu của mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau.

a). Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Các kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và các thông tin số liệu như:

+ Các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sản xuất hàng hóa ở trong và ngoài nước.

+ Các tài liệu tổng kết, báo cáo hàng năm của các cơ quan cấp huyện Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống chứng từ sổ sách, tài liệu đã được công bố, phương pháp chuyên khảo hoặc thông qua các cuộc phỏng vấn các chuyên gia nông nghiệp, các lão nông tư điền, chủ trang trại và hộ sản xuất giỏi.

Đề tài đã sử dụng phương pháp: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với nông dân tại điểm nghiên cứu, khuyến khích giúp đỡ và gợi mở tạo cơ hội cho người dân trao đổi bàn bạc đưa ra những kinh nghiệp và những khó khăn, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng thôn bản.

b). Thu thập số liệu sơ cấp

+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn được các hộ nông dân trong mỗi thôn xã.

Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thông tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất... đặc biệt là mô hình và phương hướng phát triển sản xuất rong hiện tại và tương lai trong từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu. Thông qua phiéu điều tra

Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh

sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều tra phỏng vấn toàn bộ các hộ nông dân được chọn. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại.

Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh trong từng nhóm hộ, từng loại đất, loại cây trồng... xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của từng vùng sinh thái cũng như toàn huyện nghiên cứu.

1.2.2.3. Tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu

a). Tổng hợp, xử lý số liệu

* Đối với số liệu sơ cấp (số liệu đã công bố)

Sau khi được thu thập, toàn bộ những số liệu này được xử lý tính toán phản ánh thông qua bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với số liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập vào bảng tính toán EXCEL trên máy vi tính xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề ra. Trong quá trình xử lý số liệu, phương pháp phân tổ thống kê được coi là phương pháp chủ đạo.

b). Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế:

Phương pháp phân tổ thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê

so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của người nông dân trên từng vùng sinh thái.

Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 46)