Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 69)

III. Giá trị gia tăng ngành

2.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ

hóa ở huyện Đồng Hỷ

2.2.2.1. Ngành trồng trọt

Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vây, từ năm 2004 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần. Từ năm 2004 đến năm 2008, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình

quân khoảng 4%/năm, do thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Từ năm 2004 đến 2008, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế như rau các loại, ngô và một số cây lấy bột khác, giảm dần diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp như khoai lang, sắn…

Bảng 2.5. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

Tổng diện tích gieo trồng 100,00 100,00 100,00

I. Cây lƣơng thực có hạt 72,47 74,32 77,42

1. Lúa 59,81 56,64 57,45 2. Ngô 12,66 17,68 19,97

II. Cây chất bột lấy củ 10,27 8,41 6,74

1. Khoai lang 7,00 6,18 4,68 2. Sắn 3,14 2,10 1,97 3. Cây chất bột khác 0,16 8,41 6,74

III. Rau đậu các loại 8,4 0,12 0,08

1. Rau các loại 4,7 6,27 8,26 2. Đậu các loại 3,6 3,9 2,2

IV. Cây công nghiệp hàng năm 8,9 7,11 5,38

1. Đỗ tương 3,71 3,48 2,28 2. Lạc 4,77 3,55 2,85 3. Vừng 0,11 0,02 0,17 4. Mía 0,31 0,07 0,08

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đồng Hỷ

Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở

thành tập quán sản xuất. Đến nay ở Đồng Hỷ diện tích lúa xuân muộn và mà sớm được gieo cấy chiếm khoảng 80%, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuát 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng năm; bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như rau,hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn gia súc…Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển. Kết quả trồng trọt cụ thể đạt được như sau:

Nhóm cây lượng thực có hạt (lúa, ngô)

Là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Từ năm 2004 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực cua huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhờ áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh nên mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện có xu hướng tăng. Sản lượng lương thực tăng, vừa đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, dành một phần phục vụ chăn nuôi và bước đầu có hàng hóa phục vụ nhu cầu của các địa phương khác. Kết quả đạt được như sau:

- Cây lúa: Diện tích gieo cấy bình quân đạt khoảng 6.568 ha/năm. Do tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, kỹ thuật canh tác và đặc biệt do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ chính vụ sang gieo cấy trà xuân muộn, mùa sớm nên năng suất lúa đã tăng từ 41,52 tạ/ha năm 2004 lên 43,8 tạ/ha

năm 2006, năm 2008 đạt 45,41 tạ/ha. Nhờ vậy, sản lượng lúa tăng chủ yếu là do năng suất tăng . Giá trị sản xuất năm 2008 đạt 85.362,15 triệu đồng (cao gấp 1,23 lần năm 2004).

Đối với sản xuất lúa gạo ở huyện Đồng Hỷ , sản phẩm làm ra chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân hộ , tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa ở mức thấp, dao động trong khoảng từ 10 - 16% trong giai đoạn 2004 - 2008.

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây lƣơng thực huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 - 2008

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

I. Cây lúa

1. Diện tích (ha) 6.656 6.784 6.265 2. Năng suất (tạ/ha) 41,52 43,8 45,41 3. Sản lượng (tấn) 27.641 29.745,6 28.454 4. Giá trị sản xuất (tr.đồng) 69.102,50 80.313,12 85.362,15

5. Tỷ suất giá trị hàng hóa (%) 11,03 12,50 15,49

II. Cây ngô

1. Diện tích (ha) 2.306 2.251,1 2.352 2. Năng suất (tạ/ha) 31,1 32,9 40,03 3. Sản lượng (tấn) 7.151 7.412,9 9.416 4. Giá trị sản xuất (tr.đồng) 13.586,90 15.567,09 20.715,20

5. Tỷ suất giá trị hàng hóa (%) 45,90 50,43 60,14

- Cây ngô: Sản xuất thâm canh ngô là thế mạnh của Đồng Hỷ, nhất là trồng ngô vụ đông. Đến nay 100% diện tích ngô của huyện được gieo trồng bằng các giống ngô lai, chủ yếu là lai đơn, lai 3 cho năng suất cao. Nhờ vậy, mặc dù diện tích trồng ngô không tăng nhưng sản lượng ngô cả năm của huyện Đồng Hỷ tăng lên một cách đáng kể, từ 7.151 tấn năm 2004 lên 9.416 tấn năm 2008 (tăng gấp hơn 1,3 lần). Giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2008 đạt 20.715,20 triệu đồng (tăng 1,524 lần so với năm 2004). Đối với sản xuất ngô , sản phẩm làm ra một phần các hộ dùng làm thức ăn chăn nuôi, khoảng một nửa còn lại được bán trên thị trường . Tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa năm 2008 đạt 60.14%.

* Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu các loại):

Trong những năm gần đây, Đồng Hỷ cũng là một trong những huyện sản xuất rau với khối lượng sản phẩm lớn của tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương và người dân ở địa phương khác. Do thị trường tiêu thụ lớn, mặt khác cây rau là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây khác nên được nông dân huyện Đồng Hỷ chú trọng phát triển. Từ năm 2004, huyện Đồng Hỷ quan tâm đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau, nhất là quản lý dịch hại tổng hợp trên rau (IPM) và hướng sản xuất rau theo hướng an toàn. Nhờ đó, năng suất và chất lượng rau ngày càng được nâng cao. Năng suất rau năm 2008 đạt 166,8 tạ/ha, cao gấp 1,36 lần năm 2004 và gấp 1,46 lần năm 2006. Nhờ đó, sản lượng rau tăng lên đáng kể, đạt 17.544,8 tấn năm 2008. Có thể nói, rau là cây trồng có hiệu quả kinh tế , phù hợp với cơ cấy : Lúa xuân muộn – Lúa mùa sớm – cây rau vụ đông và điều kiện các xã ven đô . Nhiều diện tích cho thu nhập trên 50 triệu đồng và trên 100 triệu đồng /ha. Tổng giá trị sản xuất rau các loại năm 2008 đạt 70.179,20

triệu đồng (tăng 1,71 lần so với năm 2004), tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa những năm qua dao động khoảng trên dưới 70%.

Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây thực phẩm huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2004 – 2008

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)