Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)

5. Bố cục của luận văn

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

a. Những thuận lợi

- Về vị trí địa lí: Huyện Phổ Yên là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km.

Trên địa bàn huyện giao thông tương đối đồng bộ. Bên cạnh đường quốc lộ 3, tuyến đường sắt Hà Thái, đường sông, Quốc lộ 3 mới đang được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe chạy qua địa bàn huyện và đấu nối với các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế lớn có tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước như: Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Thái Nguyên... Từ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, huyện Phổ Yên đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là trọng điểm phát triển kinh tế phía nam của tỉnh.

- Về địa hình phần lớn là đồng bằng, hoặc đồng bằng xen kẽ lẫn đồi núi thấp, tạo nên sự đa dạng về địa mạo và điều kiện tự nhiên: có cả miền núi, trung du, đồng bằng; có hồ Suối Lạnh nằm trong quần thể tiềm năng du lịch hồ Núi Cốc, khu di tích ATK… đây là điều kiện cho sự phát triển nông lâm nghiệp chuyên canh và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho việc phát triển một nền nông nghiệp phong phú vừa mang tính chất vùng đồi núi bán sơn địa, vừa mang tính chất vùng đồng bằng, thuận lợi cho việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho các đô thị, công nghiệp trong tương lai.

- Nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đã và đang hình thành các khu công nghiệp lớn với các ngành nghề đa dạng và phong phú.

- Quỹ đất đi khá lớn và thuận lợi cho phát triển các ngành phi nông nghiệp, nhất là những ngành cần sử dụng nhiều yếu tố đầu vào là đất đai.

- Cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên có truyền thống đoàn kết, hiếu học, có kinh nghiệm và sáng tạo trong sản xuất và vượt mọi khó khăn để xây dựng quê hương Phổ Yên giàu mạnh.

- Nguồn lao động khá dồi dào, có trình độ văn hoá khá do đã được phổ cập THCS, có điều kiện học nghề thuận lợi do gần các cơ sở đào tạo của tỉnh và Trung ương.

- Về chính sách thu hút đầu tư: Trong những năm gần đây, với chủ chương thu hút đầu tư, huyện Phổ Yên đã và đang tích cực thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư.

b. Những khó khăn

- Xuất phát điểm kinh tế thấp, thu nhập và sức mua của người dân còn thấp và vốn tự có còn nhỏ.

- Trình độ chuyên môn, kĩ thuật của người nông dân còn thấp

- Lao động nông nghiệp chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

- Những lợi thế về vị trí địa lí hiện nay chưa được khai thác triệt để do kết cấu hạ tầng còn yếu kém, các chính sách vĩ mô chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Địa hình, khí hậu thích hợp cho nền sản xuất đa canh, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Các xã vùng đồi núi nếu

không có biện pháp canh tác hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm thoái hoá tài nguyên đất.

- Ngành công nghiệp sản phẩm chưa có thị trường đầu ra ổn định nên các doanh nghiệp chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư, khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm còn bị hạn chế.

- Nền kinh tế của huyện có những tồn tại thường nảy sinh như mất cân đối giữa phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất, thiếu vốn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng, lao động dư thừa nhưng thiếu lao động có trình độ cao, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh.

- Kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cống thoát nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.

- Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đặc biệt nổi lên vấn đề tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng lao động thiếu việc làm do mất đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng, trình độ dân trí thấp, đời sống một số bộ phận người dân vẫn còn khó khăn và phân bố không đều, phân hoá giàu nghèo còn rõ nét, sản xuất hàng hoá còn chậm phát triển.

- Cơ cấu kinh tế; ngành nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp tuy tăng nhưng tỉ trọng còn bé. Tài nguyên khoáng sản qúi hiếm gần như không còn, nên điều kiện để phát triển ngành công nghiệp còn hạn chế.

2.2. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN PHỔ YÊN

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 67)