Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.6. Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ

Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội của hộ nông dân bị mất đất trên địa bàn huyện Phổ Yên. Qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 100 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp về ảnh hưởng của việc mất đất tới đời sống của hộ, ta có kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 2.14

Từ số liệu bảng 2.14, ta thấy việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã có những ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: điều kiện sinh hoạt, giải trí, y tế... hầu hết các nhóm hộ sau thu hồi đất thì chi phí bình quân hàng năm đều tăng lên cụ thể:

Đối với nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì chi phí bình quân tăng từ 30,03 triệu đồng trước thu hồi đất lên 36,34 triệu đồng sau thu hồi đất, trong đó chủ yếu là chi phí ăn uống tăng từ 13,57 triệu trước thu hồi đất lên 15,79 triệu sau thu hồi đất, tiếp theo đó là các chi phí về may mặc, đi lại, giải trí cũng đều tăng lên so với trước thu hồi đất. Điều đó chứng tỏ thu nhập của nhóm hộ này ngày càng tăng do chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề khác cho nên các hộ có điều kiện hơn để mua sắm, để cải thiện các bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ chất và lượng. Việc đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn đã là một nhu cầu không thể thiếu đối với các hộ nông dân.

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 50% diện tích thì qua số liệu phỏng vấn 50 hộ cho thấy, do tác động của thu hồi đất nên chi phí bình quân hàng năm cũng tăng lên từ 29,55 triệu đồng trước thu hồi đất lên 33,54 triệu đồng sau thu hồi đất, trong đó mức tăng chủ yếu vẫn là chi phí ăn uống chiếm 43,08% trước thu hồi đất và 42,07% sau thu hồi đất. Về điện sinh hoạt, giá trị sử dụng bình quân trước thu hồi đất là 1,57 triệu đồng, sau thu hồi đất là 2,23 triệu đồng, tức tăng 0,66 triệu đồng. Khi chưa bị thu hồi đất thì các hộ chủ yếu là làm nông nghiệp, vì vậy cũng chưa đủ khả năng để mua sắm các vật dụng trong gia đình, sau khi bị thu hồi đất thì các hộ đều được đền bù một khoản tiền nhất định, ngoài việc đầu tư vào các công việc khác thì hộ cũng đã tự trang bị cho gia đình mình những tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bình nóng lạnh… do vậy người dân đã sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn. Về vấn đề sức khỏe cũng đã được nâng lên. Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. Rất nhiều người được hỏi trả lời rằng hàng sáng và chiều họ đều tập thể dục ở sân nhà văn hoá của mỗi khu vực. Đồng thời trạm y tế cũng được nâng cấp để khám sức khoẻ định kỳ cho mọi người nên sức khoẻ của người dân tốt lên. Từ 0,49 triệu đồng trước khi bị thu hồi đất tăng lên 0,98 triệu đồng sau thu hồi đất. Khi thu nhập tăng lên, đời sống của người dân được nâng cao thì cũng là lúc nhu cầu về giải trí, may mặc của các hộ được đáp ứng.

Đối với nhóm 2 là nhóm bị mất tổng hợp nhiều loại đất nhất thì qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy các hộ này cũng chịu ảnh hưởng tương tự như các nhóm hộ khác sau thu hồi đất, chi phí bình quân của nhóm hộ này tăng từ 34,34 triệu đồng trước thu hồi đất lên thành 41,86 triệu đồng sau thu hồi đất. Cũng giống như các nhóm khác chi phí ăn uống và chi phí may mặc vẫn là những chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là các loại chi phí đi lại, học hành … đều tăng làm cho tổng chi phí tăng lên theo.

Bảng 2.14: Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất tới đời sống kinh tế hộ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Nhóm hộ 1 (n=80 ) Nhóm hộ 2 (n=20) Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30) Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trƣớc THĐ Sau THĐ Trƣớc THĐ Sau THĐ Trƣớc THĐ Sau THĐ

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Chi phí bình quân/hộ 30,03 100 36,34 100 29,55 100 33,54 100 34,34 100 41,86 100 Ăn uống BQ/hộ 13,57 45,19 15,79 43,45 12,73 43,08 14,11 42,07 15,04 43,80 17,11 40,87 Điện sinh hoạt BQ/hộ 1,52 5,06 2,15 5,93 1,57 5,32 2,23 6,65 1,89 5,50 2,97 7,10 May mặc BQ/hộ 6,13 20,41 7,21 19,84 5,79 19,59 6,07 18,10 6,78 19,74 7,92 18,92 Đi lại, giải trí BQ/hộ 5,53 18,41 6,27 17,25 5,84 19,76 6,14 18,31 6,17 17,97 6,84 16,34 Y tế BQ/hộ 0,41 1,37 0,91 2,5 0,49 1,66 0,98 2,92 1,13 3,29 2,45 5,85 Học hành BQ/hộ 2,87 9,56 4,01 11,03 3,13 10,59 4,01 11,95 3,33 9,70 4,57 10,92

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008

Như vậy, qua phân tích kết quả điều tra của 100 hộ ta có thể thấy một thực tế đó là chi phí bình quân hàng năm sau thu hồi đất của các hộ đều tăng lên, điều đó cho thấy điều kiện sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, nhưng nó có bền vững hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào chủ chương, chính sách của địa phương và sự nỗ lực của người dân.

Một phần của tài liệu Anh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)