0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 93 -98 )

III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của đảng, Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng

2. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợ

Sau Đại hội, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) đã tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề do yêu cầu thực tiễn đặt ra trên tất cả các mặt.

Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951) tập trung giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài chính để bồi dưỡng sức dân và bảo đảm cung cấp cho quân đội; thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.

Hội nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 9-1951) đã ra Nghị quyết vềTình hình và nhiệm vụ chung, về công tác củng cố nội bộ, về nhiệm vụ kinh tế tài chính trước mắt.

Hội nghị còn bàn về công tác vùng địch chiếm đóng.

Hội nghị Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952) đã quyết định chỉnh Đảng, chỉnh quân coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội.

Hội nghị Trung ương lần thứ tư(tháng 1-1953) đã kiểm điểm tình hình thực hiện chính sách ruộng đất, chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất.

Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953) quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng đã lãnh đạo toàn quân, toàn đân tăng cường đoàn kết, ra sức phát triển lực lượng về mọi mặt, củng cố hậu phương, phát triển cuộc đấu tranh trong vùng địch chiếm đóng và mở nhiều cuộc tiến công quân sự trên khắp các chiến trường.

Đầu tháng 3-1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt đã họp quyết

định thống nhất hai tổ chức thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). Khối

đại đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới.

Lực lượng vũ trangđã trưởng thành về cả chính trị và tổ chức, đặc biệt là bộ đội chủ lực. Đảng chủ trương vũ trang toàn bộ và xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt (quân dân du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực), chú trọng chất lượng, đồng thời chú ý nâng cao giác ngộ giai cấp trong lực lượng; nâng cao sự hiểu biết vềđường lối kháng chiến, trình độ kỹ thuật, chiến thuật. Quân đội được tăng cường vũ khí, đạn dược, thuốc men. Năm 1949, thành lập Đại đoàn 308, đến cuối năm 1952 đã xây dựng được 6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, nhiều trung đoàn bộ binh độc lập và các Liên khu vũ trang tập trung có khoảng 33 vạn người. Cuộc vận động chỉnh quân về chính trị và quân sự vào mùa hè năm 1953 đã nâng cao nhận thức chính trị và trình độ kỹ thuật, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ. Công tác hậu cần được tăng cường, lương thực, vũ khí, thuốc men được bổ sung, đường sá được xây dựng thêm...

Phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch tiếp tục phát triển với nhiều hình thức

phong phú; đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trịđược kết hợp chặt chẽ với đấu tranh vũ trang, vừa tiến công địch vừa chống địch càn quét. Các chiến dịch lớn của các đơn vị

chủ lực đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta vùng sau lưng

địch.

Để bồi dưỡng sức dân, củng cố hậu phương kháng chiến, năm 1952, Đảng phát

động cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm đạt kết quả tốt. Chỉ tính riêng từ Liên khu V trở ra, sản lượng lương thực năm 1953 đạt 2,7 triệu tấn. Nhà nước đã ban hành một số sắc lệnh về thuế nông nghiệp, thuế công thương, xuất khẩu, nhập khẩu... Tháng 6-1951, Ngân hàng quốc gia được thành lập và sau đó mậu dịch quốc doanh ra

đời. Thực hiện chính sách ruộng đất, từ năm 1949 đến năm 1953, nông dân đã được tạm cấp gần 180.000 ha ruộng đất của thực dân, địa chủ Việt gian, ruộng công, ruộng bỏ

hoang, ruộng vắng chủ... Ngay từ giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Đảng đã chủ

trương không tịch thu ruộng đất của địa chủ, mà chỉ tịch thu ruộng đất và tài sản của đế

quốc, Việt gian phản quốc chia cho dân cày. Từ năm 1947 đến năm 1953, đã thực hiện giảm tô 25%, chia ruộng đất cho nông dân; ban hành chính sách thuế nông nghiệp, hoãn nợ, xoá nợ, nhằm hạn chế sự bóc lột của bọn địa chủ. Tháng 1-1953, Hội nghị Trung

ương lần thứ tư của Đảng đã kiểm điểm tình hình thực hiện chính sách ruộng đất, đề ra chủ trương thực hiện triệt để giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Tháng 11- 1953, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 của Đảng quyết định phát động quần chúng triệt

để giảm tô và phải thực hiện cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến. Sau đó, tháng 12-1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách ruộng đất ở

vùng tự do, nhằm đẩy mạnh kháng chiến, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Trong gần một năm (1953-1954), chúng ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã ở vùng tự do. Cải cách ruộng đất mới chỉđược làm thí điểm, nhưng đã bộc lộ những khuyết điểm mang tính giáo điều, do chỉđạo xử lý không đúng một số trường hợp cụ thể trong thực hiện chính sách ruộng đất. Tuy vậy, chính sách triệt

để giảm tô và chia ruộng đất cho dân cày đã động viên tinh thần của nhân dân hậu phương, khơi dậy một luồng sinh khí mới trong nhân dân lao động, đông đảo nhân dân hăng hái sản xuất, đóng góp vượt mức sức người, sức của cho kháng chiến, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vềxây dựng Đảng, cuộc vận động chỉnh Đảng trong hai năm 1952, 1953 giúp cho cán bộ, đảng viên quán triệt thêm đường lối cách mạng và quan điểm kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính; khắc phục một bước những lệch lạc "tả" khuynh, hữu khuynh. Ngoài ra, Đảng tiến hành phát triển cơ sởĐảng trong lực lượng vũ trang, trong các làng xã, xí nghiệp. Trong hai năm 1948-1949, kết nạp hơn 50 vạn đảng viên. Đến

đầu năm 1951, số lượng đảng viên phát triển tới 76 vạn. Tuy nhiên, kết quả chỉnh Đảng phần nào có bị hạn chế do có những thiếu sót trong quá trình tổ chức chỉđạo thực hiện.

Để cứu vãn tình thế sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới, bọn hiếu chiến Pháp phải dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ. Lợi dụng tình thếđó, đế quốc Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương, vừa giúp Pháp, vừa tìm cơ hội để hất cẳng Pháp. Chỉ riêng về ngân sách chiến tranh, viện trợ của Mỹ tăng dần từ 20% (năm 1950) lên 50% (1952)

và 80% (1954). Có thêm sự trợ giúp của Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp tìm mọi cách tăng thêm quân số, xây dựng thêm nhiều binh đoàn cơđộng mạnh, liên tục thay tổng tư lệnh quân đội viễn chinh ởĐông Dương, thực hiện nhiều kế hoạch phiêu lưu quân sự.

Với thế chủ động trên chiến trường, quân ta liên tiếp mở các chiến dịch: chiến dịch Trung du (tháng 12-1950), chiến dịch đường 18 (tháng 3-1951), chiến dịch Hà - Nam - Ninh (tháng 5-1951)... Tháng 10-1951, quân Pháp mở cuộc hành binh đánh chiếm thị xã Hòa bình, hòng giành lại quyền chủđộng trên chiến trường chính. Tận dụng cơ hội này, quân ta đã bao vây, tiến công chia cắt đồng thời đưa một bộ phận bộ đội chủ lực tiến vào sau lưng địch ởđồng bằng và trung du Bắc Bộđể tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch,

đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá ngụy quyền, củng cố chính quyền nhân dân. Những

đòn tiến công của bộđội chủ lực, bộđội địa phương và chiến tranh du kích đã phát triển lên một bước mới. Cuối tháng 2-1952, địch buộc phải rút chạy khỏi Hòa Bình. Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, mở rộng khu căn cứ du kích liên hoàn từ Bắc Giang, Quảng Yên, Kiến An, Thái Bình đến Ninh Bình, Hà Nam, Hà Đông. Âm mưu giành lại thế chủđộng của Pháp trên chiến trường chính bị thất bại hoàn toàn.

Tháng 10-1952, thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị, quân ta mở Chiến dịch Tây Bắc. Sau ba tháng chiến đấu (từ ngày 4-10 đến ngày 30-12-1952) quân ta đã tiêu diệt

được 6.000 tên địch, giải phóng đại bộ phận Tây Bắc, phá tan âm mưu lập "Xứ Thái tự

trị" của giặc Pháp.

Tháng 4-1953, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân đội giải phóng Lào mở Chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Xiêng Khoảng, một phần tỉnh Sầm Nưa. Căn cứ

kháng chiến Thượng Lào nối liền với vùng Tây Bắc Việt Nam, tạo thế uy hiếp mạnh đối với quân Pháp.

Những thắng lợi to lớn và toàn diện của quân và dân ta từ sau Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) đã làm thay đổi lớn về lực và thế của ta, tạo điều kiện để quân và dân ta bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Để giành một thắng lợi quân sự làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có "danh dự

" cho Pháp, tướng Nava được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava vạch ra một kế hoạch quân sự dựa trên sự nỗ lực cao nhất của Chính phủ

Pháp và sự viện trợ lớn nhất của Mỹ, với một đội quân cơđộng mạnh nhất và phương tiện chiến tranh nhiều nhất.

Căn cứ vào sự phân tích tình hình và âm mưu của địch, chủ trương quân sự của Trung ương đề ra trong Đông Xuân 1953-1954 là:

- Ra sức tăng cường chiến tranh du kích trên toàn bộ chiến trường vùng sau lưng

địch để phá âm mưu bình định, phá kế hoạch khuếch trương ngụy quân của địch, phân tán chủ lực của chúng và phá âm mưu chúng tập trung lực lượng ra Bắc Bộ.

- Bộđội chủ lực nắm vững phương châm "tích cực, chủ động, cơđộng linh hoạt" tập trung tích cực nhằm tiêu diệt sinh lực địch và tranh thủ giải phóng đất đai ở những vùng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu, đồng thời tranh thủ tiêu diệt địch trong vận động chiến ở những hướng địch đánh ra mà ta có điều kiện thuận lợi để diệt

địch.

Chủ trương quân sự của Trung ương Đảng được toàn Đảng, toàn quân và dân ta tích cực chuẩn bị và khẩn trương thực hiện kế hoạch tác chiến, quân đội nhân dân Việt Nam đã liên tiếp mở các cuộc tấn công trên các hướng chiến lược trên chiến trường

Đông Dương; tiến công địch ở Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ, tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt và nhiều vùng quan trọng ở Trung Lào, tiến công địch ở Hạ Lào vềđông Campuchia, mở rộng xuống tây - bắc Campuchia, tiến công địch ở Tây Nguyên, giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu. Đến tháng 1- 1954, để tiếp tục chuẩn bị, bố trí thế trận đánh Điện Biên Phủ theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc", quân đội ta còn phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công địch ở

phòng tuyến sông Nậm Hu, Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn bộ tỉnh Phôngxalỳ. Phối hợp với các đòn tiến công của chủ lực ở trên, quân và dân ta ở các chiến trường đã

đẩy mạnh tác chiến, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng các căn cứ du kích. Kế hoạch quân sự Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện thuận lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ.

Giữa lúc quân đội ta bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, ngày 20-11-1953 Nava vội vàng cho thực hiện cuộc hành binh Hải Ly (Castor) cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ rồi tiếp tục tăng quân, vũ khí để xây dựng ởĐiện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm quy mô lớn.

Hạ tuần tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954. Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Chiến dịch diễn ra từ ngày 13-3-1954 và kết thúc vào ngày 7-5-1954.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.000 tên địch, trong đó có tướng Đờ Caxtơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu của tập đoàn cứđiểm bị diệt và bắt sống.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của cuộc đọ sức toàn diện và quyết liệt của quân dân Việt Nam với quân đội xâm lược Pháp. Chiến công đó được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ

XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.

Cùng với chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Ngày 26-11-1953, trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Expresses Thụy Điển về

việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó...

độc lập thật sự của nước Việt Nam"1.

Chủ trương mở mặt trận ngoại giao của ta đưa ra giữa lúc thực dân Pháp đang thực hiện Kế hoạch Nava đã thúc đẩy nhân dân Pháp đấu tranh đòi Chính phủ Pháp phải thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và gây tiếng vang trên thế

giới. Song, chúng ta không ảo tưởng.

Ngày 27-12-1953, Ban Bí thư ra thông tư nói rõ: Hồ Chủ tịch đã tuyên bố rõ "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng nhằm mục đích giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam"1. "Chúng ta tuyệt đối không nên có ảo tưởng rằng hòa bình sẽ đến một cách mau chóng và dễ dàng. Hòa bình cũng nhưđộc lập phải đấu tranh gian khổ mới giành được"2.

Cuối năm 1953, Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc (Hội nghị Beclin) đã ra thông báo sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ, để bàn giải pháp cho vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ởĐông Dương. Việt Nam không bỏ

lỡ cơ hội, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tạo cơ sở cho phái đoàn Việt Nam tới Hội nghị với tư thế một dân tộc chiến thắng. Ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc

ở Giơnevơ (Thụy Sĩ). Cuộc đấu tranh này không kém phần quyết liệt và phức tạp. Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự một hội nghị quốc tế lớn, mặc dù chưa

được Anh, Mỹ, Pháp công nhận về mặt ngoại giao. Đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đấu tranh hết sức kiên quyết và khôn khéo. Ngày 21-7-1954, các văn bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Hiệp định Giơnevơ quy định: Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia; Pháp rút quân khỏi ba nước Đông Dương; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam và đến tháng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU VỀ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 93 -98 )

×