II. Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng
2. Quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
dân, do nhân dân và vì nhân dân
Về lý luận, bài học này xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, coi quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử.
Chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giá cao vai trò của cá nhân, nhất là vĩ nhân trong lịch sử, song khẳng định cách mạng luôn luôn là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, rằng giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh
đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. V.I Lênin cho rằng cách mạng là ngày hội của quần chúng lao động, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông, là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có sựđồng tình và ủng hộ của nhân dân lao động, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Quán triệt quan điểm đó của chủ nghĩa Mác- Lênin và kế thừa truyền thống của dân tộc coi “Dân là gốc của nước”, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc sức mạnh của nhân dân. Người cho rằng cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi nếu được quần chúng nhân dân tham gia, "Cách mạng là công việc của dân chúng, chứ không phải của một, hai người", "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong".
Hồ Chí Minh đề cao sức mạnh của nhân dân, của dân tộc, đặc biệt là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”1.
Để tạo ra sức mạnh cho cách mạng, sức mạnh toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải tin dân, tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của dân, đưa lại quyền lợi cho dân, phải dùng sức dân, tài dân, lực dân mà làm lợi cho dân. Người viết: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng
đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản. Khi "cách mạng đã thành công thì quyền thuộc về dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng mới được hưởng hạnh phúc". "Khi đất nước độc lập và trở thành nước dân chủ thì lợi ích thuộc về nhân dân. Quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh"...
Về thực tiễn, bài học này đã được chứng minh qua những thành bại của cách mạng Việt Nam hơn một thế kỷ qua.
Trước ngày có Đảng lãnh đạo, dân tộc ta đã liêp tiếp vùng lên đấu tranh cứu nước, cứu nhà, song do hạn chế về nhận thức và bị lợi ích giai cấp chi phối, những tổ chức và
cá nhân lãnh đạo phong trào đã không thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân, không quan tâm đến lợi ích cơ bản của nhân dân, nhất là nhân dân lao động. Do thiếu niềm tin vào khả năng cách mạng và sức mạnh của nhân dân, họ đã hướng về chủ
trương cầu viện, đi tìm một lực lượng bên ngoài dân tộc. Kết quả của những nhận thức
đó là lực lượng dân chúng bên trong, trước hết là công nông, không được tập hợp, chỉ
thu hút được tầng lớp trí thức tiểu tư sản thành thị hoặc một bộ phận thuộc tầng lớp trên, còn lực lượng bên ngoài thì hạn hẹp, mong manh. Do đó các phong trào dân tộc, dân chủở nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều đã bị thất bại.
Từ năm 1930, với tư cách là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Đảng đã quán triệt sâu sắc và ra sức thực hiện trên thực tế tư tưởng coi cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Đảng đã nêu cao khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, kiên trì xây dựng lực lượng cách mạng, do đó đã phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân, trước hết là cho mục tiêu giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là biểu hiện hùng hồn nhất, minh chứng điển hình nhất của bài học lịch sử coi cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân.
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng đã dựa chắc vào nhân dân để
xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân, chống thực dân xâm lược, do đó đã làm cho tiềm lực kháng chiến ngày càng lớn mạnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc",
... Đảng và Hồ Chí Minh đã động viên sức mạnh toàn dân vào cuộc kháng chiến thần thánh, lôi cuốn mọi giai tầng xã hội từ Bắc chí Nam quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ,
đưa sức mạnh dân tộc lên đỉnh cao mới, chiến thắng tên đế quốc đầu sỏ, hùng mạnh nhất thế giới.
Trong những năm 1975-1985, Đảng ta mắc phải khuyết điểm chủ quan, duy ý chí, duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, cho nên sức mạnh cách mạng của nhân dân bị suy giảm. Từ năm 1986 đến nay, với đường lối đổi, mới sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, của từng đơn vị, địa phương, cá nhân được tôn trọng và phát huy, do đó nước ta đã vượt qua khó khăn, bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, Đảng ta đã nêu lên bài học lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Toàn bộ hoạt
động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời nhân dân sẽđưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của đất nước”.