Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long Viglacera

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty cổ phần Hạ Long- Viglacera (Trang 35 - 37)

toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ Long Viglacera

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long Viglacera

Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera tổ chức bộ máy kế toán theo phơng thức vừa tập trung vừa phân tán, tức là ban kinh tế ở mỗi Nhà máy sẽ thực hiện công tác thu thập số liệu ban đầu trong ngày rồi báo về phòng kế toán công ty để các nhân viên kế toán tại phòng kế toán công ty thực hiện các phần hành kế toán theo quy định. Bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera đợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera

( Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán)

Kế toán trởng

Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ TS-CN Ngân hàng vật t T- Phẩm Thanh toán

* Nhiệm vụ cụ thể:

- Kế toán trởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo chung, tổ chức kiểm tra công tác kế toán của công ty. Tham mu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, kiểm tra tình hình biến động của các loại tài sản, theo dõi các khoản thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nớc, chịu trách nhiệm trớc công ty, Nhà nớc về toàn bộ công tác tài chính kế toán.

- Phó phòng kế toán phụ trách tổng hợp: Có nhiệm vụ điều hành quản lý phòng khi Kế toán trởng đi vắng:

+ Theo dõi chi tiết các tài khoản nguồn vốn, các quỹ, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất đợc.

+ Sau khi các bộ phận đã lên báo cáo, cuối kỳ tiến hành kiểm tra, xem xét lại tất cả các chỉ tiêu xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm, ghi sổ Nhật ký chung.

- Kế toán TSCĐ và công nợ:

+ Ghi chép, phản ánh chính xác số lợng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao theo tỷ lệ quy định. + Giám sát việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vốn đầu t xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ.

+ Mở sổ sách theo dõi công nợ với khách hàng, trực tiếp đôn đốc công nợ, thu hồi công nợ.

- Kế toán Ngân hàng: Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch thanh toán với Ngân hàng, mở sổ theo dõi chi tiết, tổng hợp nghiệp vụ thanh toán với Ngân hàng.

- Thủ quỹ: Phụ trách quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã đợc Kế toán trởng và Giám đốc phê duyệt. - Kế toán thành phẩm:

+ Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép tổng hợp, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, tham gia kiểm kê bán thành phẩm tháng, quý, năm.

+ Định kỳ lập báo cáo quyết toán thuế theo quy định. - Kế toán vật t:

+ Có nhiệm vụ tập hợp chính xác, trung thực, kịp thời các số liệu, phản ánh giá trị guyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhập, xuất dùng, phản ánh chính xác số lợng nguyên vật liệu thiếu, thừa tồn đọng, kém phẩm chất để công ty có biện pháp xử lý kịp thời.

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu xác định vật t tiêu hao các công trình.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, tính lơng, lập bảng thanh toán lơng và phân bổ các khoản chi phí tiền lơng, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tợng giúp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác. Kết hợp với phòng tổ chức thanh toán tiền ốm đau, thai sản cho ngời lao động, thu nộp BHXH, thanh quyết toán BHXH cho đơn vị.

Nh vậy, càng ngày bộ máy kế toán càng đợc tinh giản đi nhiều so với trớc đây (gồm 11 ngời năm 1999). Cùng với việc áp dụng kế toán máy vào công việc kế toán ngày càng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho nhân viên kế toán tính toán chính xác, kịp thời hơn trong việc tập hợp số liệu từ các Nhà máy gửi về.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty cổ phần Hạ Long- Viglacera (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w