Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Đối với Việt Nam hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế cần sự hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có

hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thay đổi theo hướng phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với các thành tựu văn hóa thế giới để tạo ra một văn hóa doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và mang bản sắc dân tộc Việt Nam đủ sức đƣa các doanh nghiệp Việt Nam thắng lợi trong cạnh tranh. Đó phải là một nền văn hóa

năng động, sáng tạo; chuyên nghiệp trong quản lý; tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở có trách nhiệm cao với xã hội; đoàn kết cộng đồng; sẵn sàng hợp tác trên tinh thần đôi bên cùng có lợi; lợi ích dài hạn phải được cân nhắc thay vì chỉ xem xét lợi ích ngắn hạn, có khát vọng chinh phục thế giới.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)