lý hoạt động đƣợc chia sẻ rộng rãi
Trong môi trường hội nhập có nhiều biến động hiện nay, việc hoạch định mục tiêu dài hạn, định hướng phát triển của doanh nghiệp là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng. Nếu
không có tầm nhìn với mục tiêu dài hạn, hoạt động của doanh nghiệp sẽ dễ luẩn quẩn, loanh quanh với những lợi ích đạt đƣợc trong ngắn hạn nhƣng có thể sẽ hy sinh những mục tiêu lâu dài (ví dụ không đầu tư đổi mới công nghệ có thể giảm chi phí khấu
hao dẫn đến tăng lợi nhuận ngắn hạn nhưng về lâu dài doanh nghiệp mất tính cạnh tranh về công nghệ). Hơn thế nữa, doanh nghiệp không thể phát triển bền vững, lâu dài, đủ tầm và lực vƣơn ra thị trƣờng thế giới, thậm chí còn có nguy cơ cao bị thôn tính ngay cả trên thị trƣờng trong nƣớc.
Tầm nhìn định hướng, mục tiêu dài hạn thường được xây dựng cho thời gian từ 5- 10 năm, xây dựng mục tiêu dài hạn cần phải xem xét:
Triển vọng phát triển của thị trường mục tiêu (a) Đích đến của doanh nghiệp (b)
Tính khả thi của mục tiêu dựa trên việc xem xét nội lực hiện tại và hoạch định
những đầu tư trong tương lai (c)
Một tầm nhìn định hướng, mục tiêu dài hạn tốt cần phải đảm bảo: Có khát vọng phát triển (d)
Sự chia sẻ cao đến toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên. Trong đội ngũ ban lãnh đạo mục tiêu dài hạn có thể được hoạch định tương đối chi tiết, có đầy đủ cơ sở và điều kiện thực hiện, ví dụ hoạch định về tài chính, chiến lược marketing, phân phối,v.v... Nhưng khi chia xẻ đến toàn thể nhân viên, mục tiêu dài hạn nếu được khái quát cao, dễ hiểu, rõ ràng, mang tính biểu cảm cao thì càng có tác dụng lớn. (e)
Có thể chi phối hoạt động, nhận thức, hành vi ứng xử của từng phòng ban, nhân
viên (f)
Như trong mục 1.3.3 giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam đã xác định mục tiêu 5 năm (2000-2005) của công ty là: “Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mỗi gia đình Việt Nam”. Đây có thể nói là một mục tiêu dài hạn vừa mang tính chiến lược cao vừa có sức chia xẻ lớn đến mỗi nhân viên Unilever từ nhân viên đứng dây chuyền sản xuất, nhân viên bán hàng đến các nhà lãnh đạo cấp cao của Unilever.
Đối với nhà quản lý cấp cao, đây chính là mục tiêu độc chiếm thị trường Việt Nam. Unilever vào thị trường Việt Nam vào năm 1995 vào giai đoạn Việt Nam mới mở cửa kinh tế thị trường. Lưu thông hàng hóa chăm sóc cá nhân và gia đình như dầu gội đầu, xà phòng giặt…vào những năm đó ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Nhận thức về tiềm năng của thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam (tính toán dựa trên các chỉ tiêu dân số Việt Nam, tình hình thu nhập, phát triển kinh tế của Việt Nam, nhu cầu trung bình của mỗi cá nhân cho các sinh hoạt hằng ngày dựa trên xuất phát điểm của mức sống người dân Việt Nam…) (a) và xem xét tình hình cạnh tranh mặt hàng này trên thị trường Việt Nam, các nhà quản lý cấp cao xác định mục tiêu chiếm khoảng 60% thị phần trong nước
(b). Mục tiêu này được hoạch định cụ thể thành bức tranh tài chính như ước tính bao nhiêu tấn sản phẩm phải sản xuất, doanh thu thu được, đầu tư vào sản xuất, phân phối, marketing như thế nào và cuối cùng là lợi nhuận ước tính là bao nhiêu. Dựa trên đó, mỗi bộ phận lên kế hoạch cụ thể như công suất nhà máy, mạng lưới nhà phân phối ở các tỉnh thành, chương trình marketing, bao nhiêu sản phẩm mới cần tung ra thị trường…(c, e)
Khi đã xác định được tương đối tính khả thi của mục tiêu dài hạn, trong Ngày hội gia đình Unilever năm 2000, ban lãnh đạo chia sẽ mục tiêu dài hạn của công ty và cùng hơn 2000 nhân viên Unilever đã cho ra đời tôn chỉ hoạt động dễ hiểu, có sức khuyến khích, biểu cảm dân tộc, động viên tinh thần làm việc của tất cả nhân viên. Hoàn thiện nhu cầu sức khỏe và vẻ đẹp của mỗi người dân Việt Nam, nhân viên sản xuất biết rằng mình cần phải sản xuất ra thật nhiều sản phẩm có chất lượng để đáp ứng cho 80 triệu dân Việt Nam, đội ngũ bán hàng cần mở rộng mạng lưới phân phối đến 54 tỉnh thành Việt Nam, nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần cho ra đời nhiều sản phẩm mới
phù hợp nhu cầu của người dân Việt Nam… tất cả nhân viên dù ở bộ phận nào cũng dễ dàng tìm thấy nhiệm vụ của mình trong tôn chỉ, mục tiêu hoạt động của công ty. (d, e, f)
Nhờ những khát vọng to lớn có tính khả thi và được chia se cao trên của ban lãnh đạo và nhân viên, Unilever Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong giai đoạn 2000-2005, công ty đạt được mục tiêu đặt ra về lợi nhuận thu được và đầu tư bền vững cho tương lai, hơn nữa có những ngành hàng thị phần công ty chiếm 80%, góp phần to lớn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam sau đổi mới.
Qua những phân tích trên, rõ ràng một tầm nhìn, mục tiêu dài hạn thích hợp là yếu tố quyết định cho sự thành công vượt trội của công ty trong lâu dài.