Những thành công đã đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam (Trang 52 - 54)

- Mở rộng các thành phần tham gia thị trường: Nhà nước đã tạo được một hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước tham gia hoạt động nhập khẩu, phá vỡ thế độc quyền nhập khẩu thuộc về các đơn vị đã có cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trước và có thời gian tích lũy khá dài, tạo ra thếđứng mới cho các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia nhập khẩu và khẳng định ưu thế vượt trội của các đơn vị được đầu tư theo một cách nhìn mới trong cơ chế thị trường.

- Ổn định giá trong nước so với giá thế giới: việc kìm giá trong một khoảng thời gian dài kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thường có tác động thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong nước, tránh các cú sốc đối với nền kinh tế, tránh được sự xáo trộn và tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế trên toàn quốc, đồng thời kiểm soát tốt lạm phát. Công cụ thuếđược nhà nước sử dụng rất linh hoạt và hiệu quả trong việc điều tiết giá xăng dầu.

- Tạo nên tính cạnh tranh trên thị trường: từng bước thiết lập một thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qua đó hình thành chi phí xã hội cần thiết cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và mức lợi nhuận hợp lý. Xu hướng này được định hình sẽ đưa xăng dầu từ các cảng đầu mối đến nơi tiêu thụ bằng con đường ngắn nhất, loại hình phương tiện có giá cước rẻ nhất và ít qua các khâu trung gian nhất, đem lại lợi ích chung của toàn xã hội.

- Thu hút được lực lượng đông đảo các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào khâu phân phối (hạ nguồn): việc này góp phần đưa xăng dầu tới người tiêu dùng thông qua hệ thống trên 10.000 cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nước; trong đó có trên 8.000 cửa hàng xăng dầu thuộc của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác (ngoài 2.000 cửa hàng của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu) chiếm tỷ trọng trên 60% tổng nhu cầu xã hội được tham gia thị trường để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Hệ thống phân phối cũng được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp đầu mối đều là doanh nghiệp có vốn nhà nước, phần lớn trong số các cửa hàng xăng dầu bán lẻ đều trực thuộc các doanh nghiệp đầu mối, số còn lại thuộc về các tổng đại lý/ đại lý trong khi các tổng đại lý/đại lý đều ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp đầu mối. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu cũng phải đáp ứng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

- Nhà nước đã chứng tỏ được khỏ năng chủ động ổn định thị trường. Nhu cầu của thị trường xăng dầu Việt Nam thời gian qua có xu hướng không ngừng gia tăng. Mặc dù bối cảnh giá thế giới có nhiều biến động lên xuống, nhưng nhà nước vẫn có những quyết sách nhằm chủ động đảm bảo nguồn cung xăng dầu không bị gián đoạn. Trên cơ sở các dự báo của các cơ quan quản lý nhà nước, như Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp…, Bộ Thương mại lập kế hoạch nhu cầu tiêu thụ xăng dầu (các loại) hàng năm, trình chính phủ. Sau khi được

chính phủ phê duyệt, Bộ Thương mại giao chỉ tiêu kế hoạch cho các doanh nghiệp đầu mối để tổ chức thực hiện.

- Lợi ích của người tiêu dùng được bảo đảm. Do điều tiết của Nhà nước mà thị trường đã không biến động hay mất cân đối. Điều này có lợi ích là bảo vệ được quyền lợi của nhà nước đồng thời bảo vệđược lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Quyền lợi của người tiêu dùng cũng được tôn trọng khi các doanh nghiệp nhà nước không những bị ràng buộc bởi những yêu cầu, trách nhiệm đối các cơ quan chủ quản Nhà nước mà còn bị kiểm soát bởi dư luận xã hội chứ không thể chỉ lo tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá như những doanh nghiệp khác. Việc chuyển đổi cơ chế quản lý giá xăng dầu sang hướng thị trường có định hướng của nhà nước là yếu tố tích cực trong việc làm cho giá xăng dầu trong nước không bị biến động mạnh, bảo vệ người tiêu dùng trước những biến động mạnh của các cơn bão giá trên thế giới.

- Lợi ích của nhà nước cũng được bảo đảm. Công cụ thuếđược sử dụng linh hoạt tùy vào tình hình biến động giá xăng dầu. Việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước thể hiện qua việc toàn bộ lợi nhuận thu được từ kinh doanh ngành hàng này đều quay về ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp thu được lợi nhuận khi kinh doanh xăng dầu và số tài sản tích luỹ được qua quá trình kinh doanh này suy cho cùng vẫn là tài sản của Nhà nước. Các biện pháp thuế cũng là nhằm tập trung về ngân sách cho nhà nước dạng này hay dạng khác.

Một phần của tài liệu Quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)