VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1 Điều tra sự đa dạng thành phần côn trùng trên cây dưa leo tại huyện Củ Chi, Tp. HCM.
Vườn dưa leo sản xuất theo phương pháp an toàn (PPAT) (hình 3.2)
Chọn vườn dưa leo đại diện phun thuốc ít ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Diện tích ruộng điều tra 300 - 400 m2/vườn x 3 vườn, trồng cây dưa leo giống dưa leo xanh ở địa phương. Các hộ nông dân này tham gia chương trình sản xuất rau sạch của địa phương.
− Ngày gieo hạt: 27/10/2010 − Kĩ thuật trồng:
+ Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 giờ, sau đó vớt hạt, rửa sạch nhớt, để thật ráo nước, đem ủ hạt ở nhiệt độ từ 29 – 310C từ 1 – 2h. Sau khi ngâm khoảng 24 – 30 giờ hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn hạt nứt nhanh (nẩy mầm đem gieo), ủ lại những hạt chưa nảy mẩm.
+ Lên liếp: rộng khoảng 1 – 1,2m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới.
+ Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, bón lót (phân chuồng + urea) 3 lần thúc (phân urea + kali + DAP), phân bón lá, kích thích ra hoa đậu quả.
+ Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau 40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm.
+ Ngay sau khi gieo hạt thì tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tới giai đoạn cây ra hoa thì tưới rãnh để tránh rụng hoa.
+ Khi cây có tua cuốn thì cắm chà gai làm giàn (cao 2 – 2,5m).
+ Thu hoạch: sau khi gieo được khoảng 30 – 40 ngày cho thu hoạch, thu hoạch đến khi dưa leo tàn.
Hình 3.2: Vườn dưa sản xuất theo phương pháp truyền thống
Vườn dưa leo sản xuất theo phương pháp truyền thống (PPTT) (hình 3.3) Chọn vườn dưa leo đại diện phun thuốc nhiều ở ấp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp.HCM. Diện tích vườn điều tra 300 – 400 m2/vườn x 3 vườn, gieo giống dưa leo xanh.
− Ngày gieo hạt: 12/11/2010 − Kỹ thuật trồng:
+ Ngâm hạt giống trong nước sạch khoảng 4 giờ, sau đó vớt hạt, rửa sạch nhớt, để thật ráo nước, đem ủ hạt ở nhiệt độ từ 29 – 310C từ 1 – 2h. Sau khi ngâm khoảng 24 – 30 giờ hạt bắt đầu nảy mầm. Chọn hạt nứt nhanh (nẩy mầm đem gieo), ủ lại những hạt chưa nảy mẩm.
+ Lên liếp: rộng khoảng 1 – 1,2m, cao 20 – 25 cm, chừa mương rộng khoảng 50 – 70 cm để chứa nước tưới.
+ Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, bón lót (phân chuồng + urea) 3 lần thúc (phân urea + kali + DAP), phân bón lá, kích thích ra hoa đậu quả.
+ Mỗi liếp trồng hai hàng cách nhau 40 – 50 cm, mỗi hốc cách nhau khoảng 20 – 25 cm, mỗi hốc gieo 1 – 2 hạt, gieo thêm một số hạt vào bầu đất để trồng dặm.
+ Ngay sau khi gieo hạt thì tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tới giai đoạn cây ra hoa thì tưới rãnh để tránh rụng hoa.
+ Khi cây có tua cuốn thì cắm chà gai làm giàn (cao 2 – 2,5m).
+ Thu hoạch: sau khi gieo được khoảng 30 – 40 ngày cho thu hoạch, thu hoạch đến khi dưa leo tàn.
Hình 3.3:Vườn dưa leo sản xuất theo phuong pháp an toàn
Phương pháp thực hiện
Trên mỗi ruộng chọn 5 điểm chéo góc. Tại mỗi điểm tiến hành điều tra thu thập mẫu bằng phương pháp đặt bẫy, vợt và điều tra trên cây.
Cách đặt bẫy :
− Bẫy hầm (hình 3.1) :
+ Bẫy hầm được làm bằng ly nhựa có kích thước cao 12,5 cm, đường kính miệng ly rộng 8cm, đường kính đáy rộng 4,5 cm, có nắp đậy. Trên nắp khoét miệng tròn đường kính 4,5 cm. Đổ nước vào khoảng 1/3 ly nhựa. Dùng một tấm bìa carton làm mái che cho bẫy tránh sương, nước rơi vào bẫy.
+ Cách đặt bẫy: Chôn bẫy xuống đất, sao cho miệng bẫy ngang bằng với mặt đất để côn trùng khi bò ngang sẽ rơi xuống bẫy. Tại mỗi điểm trên ruộng
đặt 5 bẫy hầm, khoảng cách giữa các bẫy là 1,5 – 2 m. Bẫy được đặt theo sơ đồ 5 điểm chéo góc của mỗi điểm trên vườn cần điều tra (hình 3.1). Số mẫu thu trên 1 vườn dưa leo là: 5 điểm x 5 bẫy/điểm x 6 lần = 150 mẫu.
− Vợt
+ Dùng một khoanh kẽm quấn tròn, luồng 1 tấm vải lưới vào khoanh kẽm rồi cột chặt vào một khúc cây dài khoảng 2 – 3m.
+ Cách vợt: vợt côn trùng trên 5 điểm đã chọn, mỗi điểm vợt 5 lần vợt (mỗi điểm vợt cách nhau 5 bước). Tiến hành thu thập bằng vợt cùng ngày thu mẫu ở bẫy hầm với thời gian vợt là từ 4 giờ đến 5 giờ chiều. Số mẫu thu trên mỗi vườn dưa leo là 5 điểm x 5 lần vợt/điểm x 6 lần = 150 mẫu.
Phân loại và xử lý mẫu
Toàn bộ mẫu sau khi thu, được phân loại theo nhóm bộ, họ côn trùng và cho vào hũ nhựa riêng biệt, trên hũ nhựa có nhãn ghi đầy đủ: loại bẫy, điểm thu, loại cây, tên chủ ruộng, ngày thu mẫu, …
Quan sát trực tiếp các loài sâu hại và thiên đich ngoài đồng ruộng. Điều tra thu bắt tất cả các đối tượng. Tiến hành phân loại và định danh các đối tượng thu được.
3.3.2.2. Chỉ tiêu ghi nhận
− Thành phần và số lượng các loài chân khớp có trên vườn dưa leo điều tra. − Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các vườn dưa leo.
− Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất dưa leo ở 2 mô hình.
− Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần các loài chân khớp có trên vườn dưa leo.
− Mật độ một số loài sâu hại chính
3.3.2.3.Lịch thu mẫu
− Định kỳ điều tra: 7 ngày/lần − Định kỳ vợt mẫu
− Định kỳ thu mẫu ở các bẫy: 2 ngày/lần