Một số bệnh thường gặp trên dưa leo

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo (Trang 32 - 35)

2.5.2.1. Bệnh sương mai (Pseudo peronospora cubensis)

Vết bệnh mới màu nhạt, sau chuyển dần sang màu nâu và khô gây lủng lá. Quan sát buổi sáng sớm vết sũng ướt như sương và lớp bụi màu hơi tím. Bệnh xuất hiện trước ở các lá giá phía dưới , sau lan dần lên các lá trên , năng làm ká khô vàng và rụng, cây mau tàn lụi .

Nấm bệnh xâm nhập và gây bệnh chủ yếu trong mùa mưa và những ngày có sương mù vào buổi sáng.

Bệnh phát sinh sớm khi cây có 3 lá thật và càng cuối vụ càng nặng.  Biện pháp phòng trị

− Làm liếp cao, thoát nước tốt mùa mưa − Trồng mật độ vừa phải.

− Bón phân cân đối, không bón nhiều đạm

− Thu gom tàn dư vụ trước và đốt để hạn chế nguồn lây lan; luôn làm sạch cỏ gốc, ngắt bỏ lá bệnh, tưới phun mưa những ngày có sương.

− Phun thuốc : Alpine 80WP, 800WDG ; Carbenzim 500FL, 50WP ; Dipomat 80 WP. Thời gian cách ly : 7ngày

2.5.2.2. Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani)

Bệnh phát hiện ban đầu là những chấm thâm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm teo thắt phần thân tiếp xúc với mặt đất, cây bị chết gục xuống, (gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm).

Nấm bệnh sống rất lâu trong đất, tàn dư thực vật dưới dạng cơ quan sinh sản hoặc dạng hạch, chịu được diều kiện bất lợi rất lớn của môi trường.

Phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ đất và không khí cao, cây sinh trưởng kém.  Biện pháp phòng trị

− Biện pháp đầu tiên cần phòng trừ bệnh là sử lý hạt giống bằng thuốc Hạt vàng 50WP, 250SC.

− Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ lên luống cao trong mùa mưa, chăm sóc làm cỏ xới xáo đất để cây sinh trưởng tốt và đủ thoáng sáng, bón phân hữu cơ hoai mục, không bón nhiều đạm.

− Phun thuốc : Carbenzim 500FL, 50WP; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP; Saizole 5SC. Thời gian cách ly : 7ngày

2.5.2.3. Bệnh thán thư ( Nấm Colletotrichum sp)

Trên lá dưa bệnh tạo thành những đốm hình hơi tròn, màu nâu, khô và rách, có các đường đồng tâm .

Trên quả (ớt, dưa hấu, đậu) bệnh tạo thành các vết nâu, hơi lõm, làm thối một phần hoặc cả quả (ớt ).

Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa ( thời tiết nóng mưa nhiều) khi cây bắt đầu ra hoa đến thu hoạch.

 Biện pháp phòng trị − Thu gom tàn dư cây trồng.

− Ruộng bị hại nặng nên luân canh cây khác trong 1 năm. − Không dùng hạt ở trái bị bệnh để làm giống.

− Phun thuốc : Mexyl MZ 72WP; Carbenzim 500FL, 50WP + Dipomat 80 WP

2.5.2.4. Bệnh Héo Vàng ( Nấm Fusarium oxysporum)

Bệnh biểu hiện trên cây đã lớn, ra hoa là cây sinh trưởng kém ,các lá bị vàng từ phía gốc trở lên ,cây héo từng nhánh và chết khô , cắt ngang thân gần gốc thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen (đôi khi chỗ gốc giáp đất có sợi nấm màu trắng) . Bệnh xuất hiện khi cây có 3-4 lá thật đến thu hoạch. Bệnh hại nặng trong mùa mưa. Đất bị úng nước, đặc biệt khi có mưa to, gió lớn gây sây xát vùng rễ, bệnh nặng có thể gây héo rũ chết hàng loạt.

 Biện pháp phòng trị

− Luân canh với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

− Đảm bảo đủ nước cho cây, nhưng không thừa nước, đất phải cao ráo, thoát nước tốt.

− Xử lý hạt giống trước khi gieo, bón phân cân đối hợp lý, không dùng phân tươi.

− Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma.

− Phun thuốc : Dipomate 80WP, 430SC ; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP. Thời gian cách ly : 7ngày

2.5.2.5. Bệnh hoa lá (do Virus) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gây hại trên lá và toàn cây. Cây bị bệnh đọt xoăn lại, lá nhạt màu, lốm đốm vàng, loang lổ, các đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển rất chậm, trái ít, biến dạng, sần sùi, có vị đắng.

Nguyên nhân bệnh có liên quan chặt chẽ đến mật độ bọ trĩ và rệp trên đồng ruộng.

 Biện pháp phòng trị

− Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh để hạn chế nguồn bệnh và côn trùng môi giới.

− Nhổ bỏ, thu gom tiêu hủy cây dưa bị bệnh. − Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh.

2.5.2.6. Bệnh ghẻ dưa (Cladosporium cucumerinum)

Bệnh ghẻ là bệnh phổ biến trên dưa leo, dưa hấu do nấm Cladosporium cucumerinum gây ra.

Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá non, cuống lá, thân và trái.

Trên lá, đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi tròn, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh chuyển màu nâu và hoại đi.

Trên thân, đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu hoặc nâu xám, sau đó đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh màu đen.

Trên trái, nấm bệnh gây hại từ lúc trái còn non, vết bệnh tròn, nhỏ, màu nâu sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước vết bệnh khoảng 2-3 mm, màu trắng xám, đôi khi bị nứt và thối.

Nấm bệnh lưu tồn trong xác bả thực vật. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm.

 Biện pháp phòng trị

− Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng. − Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ.

− Nên phun ngừa trước khi có bệnh hoặc khi vết bệnh vừa chớm xuất hiện : − Bavistin 50FL, Carbenda 50SC: 20-30 ml/bình 16 lít.

− Topsin M 70WP, Top 70WP: 15-20g/bình 16 lít − Polyram 80DF: 60-80g/bình 16 lít

− Bemyl 50WP: 30-50g/bình 16 lít.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của thuốc bvtv đến sự đdsh các loài sâu hại và thiên địch trên cây dưa leo (Trang 32 - 35)