Kiểm kê vòng đời Thu nhận nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu sản xuất sạch hơn (Trang 56 - 61)

Thu nhận nguyên vật liệu

Sản xuất, chế biến vào tạo sản phẩm Vận chuyển và phân phối

Sử dụng/Tái sử dụng/Bảo dưỡng Tái chế Quản lý chất thải Biên của hệ thống Đầu vào Năng lượng Vật liệu thô Đầu ra Water effluents Nước thải Khí thải Chất thải rắn Các vấn đề môi trường khác Sản phẩm

Hình 4.3. Các kiểm kê vòng đời tính cho việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, các chất thải và các sản phẩm phụ qua tất cả các giai đoạn vòng đời của một sản phẩm.

(3). Phân tích tác động (Impact analysis) hay đánh giá tác động vòng đời (Life-cycle impact assessment)

− Đánh giá các tác động môi trường của các đầu vào và đầu ra, thuờng chia 3 bước: * Bước 1: Phân loại đầu vào và đầu ra theo nhóm tác động môi trường, ví dụ: CO2, CH4, CFCs sẽ vào nhóm khí nhà kính. Sau đây là một ví dụ về các nhóm tác động đến môi trường:

+ Nóng lên toàn cầu + Suy thoái tầng ôzôn + Sương mù quang hoá + Gây ung thư cho con người + Mưa acid

+ Gây ô nhiễm dưới nước + Gây ra ô nhiễm trên cạn + Hủy diệt môi trường sống

+ Cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo. + Phú dưỡng.

* Bước 2: Đặc trưng hóa cường độ tác động của các yếu tố đầu vào và ra, ví dụ khả năng gây hiệu ứng nhà kính tương đối của các khí như CO2, CH4, CFCs.

* Bước 3: Lượng giá mức độ quan trọng tương đối của mỗi nhóm tác động môi trường, sử dụng chỉ số riêng rẽ chỉ thị cho hiệu quả về môi trường.

(4). Đánh giá việc cải thiện (Improvement analysis)

− Công đoạn này dùng để diễn giải các kết quả của việc đánh giá tác động, đưa ra các cải tiến có thể được áp dụng. Nếu LCA được áp dụng để so sánh các sản phẩm thì công đoạn này có thể bao gồm việc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường nhất. Trong trường hợp LCA dùng để phân tích cho 1 sản phẩm mà thôi thì có thể đưa ra các cải tiến về thiết kế có khả năng giảm tác động đến môi trường.

4.1.3. Lợi ích của LCA

• Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất,

• So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế, • Giảm lượng chất thải và kiểm soát rủi ro,

• Phát triển, quảng bá và tiếp thị sản phẩm khi so sánh với sản phẩm khác, • Xúc tiến việc cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm.

4.2. ISO 14000 và Hệ thống quản lý môi trường (EMS = Environmental Management System) Management System)

4.2.1. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ISO

- ISO là tên viết tắt của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá được thành lập vào năm 1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về thương mại thông tin và sản xuất. ISO có trụ sở tại Gieneva, Thuỵ sĩ và là 1 tổ chức quốc tế có 199 thành viên.

- Những tiêu chuẩn quốc tế ISO là tự nguyện, tức là không có 1 sự áp buộc nào về mặt luật pháp ở các nước thành viên trong việc tuân thủ.

- Tuy nhiên, ở các nước thành viên cũng như các ngành công nghiệp thường lấy các tiêu chuẩn ISO như là các yêu cầu cho việc xúc tiến kinh doanh sản xuất, do vậy các tiêu chuẩn này được coi như là bắt buộc. Tùy theo từng nước mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau.

- Ở 1 số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của chính phủ . Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.

4.2.2. Bối cảnh ra đời các tiêu chuẩn ISO 14000

− Hội nghị Thượng đỉnh Rio 1992 và vòng đàm phán Uruguay của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) 1993 ⇒ nhu cầu về tiêu chuẩn hoá quản lý môi trường nhằm bảo vệ môi trường đồng thời giảm hàng rào phi thuế quan trong thương mại.

− Năm 1993, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng) đạt được nhiều thành công và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, do vậy tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO bắt đầu hướng tới lĩnh vực quản lý môi trường. Sau đó ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật TC207 gồm 6 tiểu ban để chuẩn bị cho các tiêu chuẩn về quản lý môi trường.

− Sau đó, các tiêu chuẩn mới thuộc seri ISO14000 đã lần lượt ra đời chỉ ra các khía cạnh khác nhau của việc quản lý môi trường, trong đó 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và 14004 là về EMS. Bảng sau đây là một số tiêu chuẩn chính thức nằm trong danh mục các tiêu chuẩn bộ ISO 14000:

Bảng 3.2. Một số tiêu chuẩn chính thức trong danh mục bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Tên gọi (Standard title)

Chủ đề (Description)

ISO 14001 1996 Hệ thống quản lý MT - Chi tiết hướng dẫn sử dụng. (Environmental Management Systems - Specification with Guidance for Use)

ISO 14004 1996 Hệ thống quản lý MT - Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hổ trợ. (Environmental Management Systems - General guidelines on principles, systems and supporting techniques)

ISO 14010 1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các nguyên tắc chung (Guidelines for environmental auditing - General principles of environmental auditing)

ISO 14011 1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các thủ tục kiểm toán - Phần 1: Kiểm toán hệ thống QLMT. (Guidelines for environmental auditing - Audit procedures - Part 1: Auditing of environmental management systems)

ISO 14012 1996 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Chuẩn cứ trình độ cho kiểm toán viên (Guidelines for environmental auditing - Qualification criteria for environmental auditors)

ISO 14013/15 Các hướng dẫn về kiểm toán môi trường - Các chương trình, xem xét và đánh giá về kiểm toán môi trường. (Guidelines for Environmental Auditing - Audit Programmes, Reviews & Assessments)

Tên gọi (Standard title)

Chủ đề (Description)

ISO 14020 1998 Nhãn môi trường - Các nguyên tắc chung (Environmental labelling - General Principles)

ISO 14040 1997 Quản lý MT - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Các nguyên lý và cơ cấu. (Environmental Management - Life cycle assessment - Principles and Framework)

ISO 14041 1998 Quản lý MT - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê (Environmental Management - Life cycle assessment - Objectives, Scopes and Inventory Analysis)

4.2.3. Hệ thống quản lý môi trường và ISO 14001/1996

− EMS là 1 phương pháp toàn diện và liên tục để quản lý các vấn đề môi trường theo nguyên tắc: Lập kế hoạch – Thực hiện - Kiểm tra - Cải tiến (PLAN, DO, CHECK, ACT), kết hợp các định hướng về môi trường vào trong các hoạt động hàng ngày của công việc sản xuất và quản lý của một tổ chức (nhà máy, xí nghiệp...)

Hình 4.4. Chu trình tuần hoàn của một EMS

− Các tiêu chuẩn điển hình về EMS  BS7750 của Anh (1992)

 EMAS của Cộng đồng Châu Âu (1995)

 Các tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 14004 (1996) của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO)

Các tiêu chuẩn tương đương của Việt Nam

TCVN ISO 14001: 1998 tương đương với ISO 14001:1996 TCVN 14004:1997 tương đương với ISO 14004:1996

− Cấu trúc của 1 EMS có thể khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc, kích cở, các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của 1 tổ chức. Tuy nhiên, thông dụng nhất là cấu trúc theo tiêu chuẩn của ISO 14001 vì tiêu chuẩn này giúp cho 1 doanh nghiệp được cấp chứng nhận quốc tế ISO 14001 về EMS. Như vậy, ISO 14001 cụ thể hoá những yêu cầu đối với một hệ thống quản lý môi trường theo đó một tổ chức hay một công ty sẽ được một tổ chức thứ 3 khác chứng nhận. Những yêu cầu đó bao gồm 5 yếu tố cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu sản xuất sạch hơn (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)