Môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 47 - 48)

II. Các biện pháp đề xuất

2.Môi trường nước

Để chống ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc chống trôi lấp đất đá thải xuống hệ thống khe, suối trong khu mỏ, cần thiết phải có hệ thống thu gom và xử lý lượng thải của mỏ trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của vùng.

Để hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực khai thác, khu bãi thải làm ảnh hưởng tới công tác sản xuất cũng như cuốn trôi bùn đất làm bồi lấp suối, ô nhiễm môi trường, thiết kế đào mương rãnh hứng nước và bơm dẫn vào hệ thống hồ lắng để tách chất rắn lơ lửng. Xây dựng hệ thống kè chắn chân cho bãi thải.

b) Nước ngầm

Việc khai thác lộ thiên không tác động rõ đến nguồn nước ngầm trong khu vực ở thời điểm hiện tại. Do vậy để bảo vệ nguồn nước ngầm trong khu vực khai thác mỏ cần có kế hoạch quan trắc nước định kỳ ngầm hàng năm để phát hiện những biến động về mực nước, chất lượng nước khi khai thác xuống sâu, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.

c) Nước thải sinh hoạt

Do nguồn nước thải này không lớn và phân tán trên khai trường nên sử dụng hệ thống bể tự hoại cho mỗi nguồn thải. Đây là công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thải sau khi xử lý có thể tháo ra hệ thống thoát nước chung.

d) Nước thải sản xuất

Đây là lượng nước khá dộc hại do có nhiều chất lơ lửng và nồng độ axit cao. Cần được xử lý trước khi thải ra bên ngoài, lượng nước này chủ yếu dưới các moong do quá trình khai thác mà hình thành từ nước mưa và các mạch nước ngầm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 47 - 48)