Tác động đến môi trường nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 26 - 30)

6. Tác động tới môi trường đất, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thá

6.2.Tác động đến môi trường nước.

* Công tác thoát nước mỏ

Đối với nước thải rửa trôi bề mặt: Lượng nước ma rơi xuống diện tích khai thác mở trên mức thoát nước tự nhiên được thoát theo hệ thống mượng,

Đối với nước thải ở moong khai thác: Lượng nước mưa rơi xuống diện tích khai thác mỏ dưới mức thoát nước tự nhiên và nước ngầm chảy vào mỏ được lắng đọng tự nhiên tại đáy moong, sau đó được thải ra ngoài bằng hệ thống bơm. Theo thực tế lượng nước chảy vào mỏ như sau:

Khu Tây vỉa 11: 4.500m3/ng.đ Khu Đông vỉa 11: 3.500m3/ng.đ Vỉa 14: 1.300m3/ng.đ

Để thoát nước dưới moong khai trường, mỏ dùng hệ thống bơm đặt trên hệ thống phao nổi.

*Tác động của nước thải mỏ

Than là hợp chất hữu cơ có nhiều các thành phần hoá học, nước ở các mỏ than phân huỷ nhiều các chất có trong than và đất đá ở mỏ vì vậy thành phần hoá học của nước mỏ là rất phức tạp. Một trong những vấn đề cần quan tâm là hàm lượng lưu huỳnh ở trong than. Khi than chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, nước thải từ mỏ than hay nước chảy qua các bãi than sẽ có tính axit cao, gây nhiều tác hại khó phục hồi như làm "chết" đất, huỷ diệt cả thực vật và thuỷ sinh vật khi tiếp xúc.

Than Núi Béo là than antraxít nói chung có chất lượng tốt, hàm lượng lưu huỳnh thấp (thấp hơn 0,5%), vì vậy tính axit của nước mỏ không cao lắm, nhưng những ảnh hưởng của nó đối với môi trường và con người cũng rất cần được quan tâm.

- Quá trình tạo axit của nước thải mỏ

Nghiên cứu bản chất quá trình tạo axit của nước mỏ than có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khả thi xử lý nước thải mỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước thì nước thải tại moong mỏ Núi Béo vượt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường xung quanh. Nước thải mỏ ảnh hưởng đến môi trường như sau:

Trong mùa khô nước moong vỉa 11,14 có tính axit khá mạnh pH = 3,5 Nước moong khi thải ra hệ thống nước mặt sẽ làm nước nhiễm axit. Nước có tính axit và nồng độ CO2 tự do trong nước cao gây ăn mòn kim loại. ăn mòn bê tông. Như vậy sẽ làm giảm bớt tuổi thọ của các thiết bị đang hoạt động dưới đáy moong. Các máy bơm nước thải và phao bơm tại moong mỏ dễ bị gỉ và ăn mòn, chỉ trong thời gian ngắn đã bị hư hỏng, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất do thời gian ngừng làm việc để sửa chữa các thiết bị cao. Chi phí mua sắm thiết bị mới hay phụ tùng thay thế tăng, làm giảm hiệu quả kinh tế mỏ.

Trong mùa mưa nước moong đã được pha loãng trong quá trình vận chuyển ở suối và nước mưa nên không ảnh hưởng đến nguồn nước ở Hạ lưu nhưng nguy cơ về nước suối Hà Tu bị nhiễm axit vẫn còn nhất là vào mùa cạn.

Mẫu nước ở mương thoát nước vỉa 11 được lấy khi đang bơm xả nước moong vỉa 11 vào mương, cách điểm xả khoảng 50m, có độ pH = 3,5, tương đương với độ pH của nước moong.

Nước thải mỏ vào mùa mưa chứa nhiều bùn đất, làm bồi đắp lòng suối, ảnh hưởng dòng chảy... Về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên ảnh hưởng của tính axit của nước thải đến môi trường sẽ tăng.

- Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân nồng độ chất hữu cơ là do mùn than có trong nước thải. Nước thải mỏ khi thải ra suối Hà Tu, tích lại trong Khe Cá trước khi đổ ra biển sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước tại khu vực. Nồng độ chất hữu cơ cao làm giảm độ oxy hoà tan trong nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp của những loài động vật thuỷ sinh. Như vậy sẽ tác động đến sự phát triển của các loài sinh vật nước, giảm năng suất của hệ sinh thái nước. Hiện nay hồ Khe Cá có rất ít các loài động vật thủy sinh, sinh sống. Nước hồ chỉ dùng vào mục

đích tưới tiêu cho các ruộng lúa xung quanh và sẽ được cấp nước cho nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng.

- Nồng độ cặn lơ lửng trong nước cao gây tác động xấu đến các loài đồng, thực vật thuỷ sinh. Sự tồn tại của các chất rắn lơ lửng làm giảm mức độ truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và giảm khả năng bắt mồi của động vật thủy sinh. Như vậy năng suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ giảm.

Về mùa mưa, lưu lượng nước suối Hà Tu khá lớn nên khả năng pha loãng cao. Vì vậy, nước thải mỏ sẽ ít tác động xấu đến môi trường. Nhưng về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên các tác động xấu của nước thải đến môi trường nước sẽ tăng.

Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồ Khe Cá cho thấy nước hồ đạt tiêu chuẩn, chất lượng nước mặt. TCVN 5942: 1995. Nước hồ đang được dùng cho mục đích tưới tiêu trong khu vực. Với mức độ khai thác như hiện nay thì mỏ chưa cần áp dụng biện pháp xử lý nước thải.

Khi mỏ phát triển mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn nên lượng nước thải sẽ tăng. Để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong khu vực không bị ảnh hưởng, mỏ cần đào thêm một đập lọc nước trung chuyển trong khoảng giữa mỏ và hồ Khe Cá với dung tích bằng một phần ba hồ Khe Cá (khoảng 30.000 - 50.000m3), xây dựng hệ thống đập nước từ thượng nguồn hồ Khe Cá.

*Tác động của nước rửa trôi bề mặt khu vực chứa than tại cảng làm cho nước ven biển bị ô nhiễm.

* Nước thải vệ sinh công nghiệp của nhà máy cơ khí Hòn Gai. Nhà máy cơ khí Hòn Gai đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được phê duyệt theo Quyết định số 432 , ngày 23/3/1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhà máy này di chuyển từ vị trí bên đường Lê Thánh Tông, cách bờ biển Hòn Gai khoảng 50m, tới vị trí khu vực Nam Cầu Trắng cách bờ biển khoảng 50m.

Do đó việc thay đổi này chỉ khác về vị trí địa lý và không khác về môi trường sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo (Trang 26 - 30)