Tổng quan về tình hình tái sử dụng n−ớc thải trên thế giới

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết hợp tác nghiên cứu xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp (Trang 26 - 27)

- Từ đầu thế kỷ 19, ở Anh và Cộng hoà Liên bang Đức đã xây dựng những cánh đồng chuyên t−ới n−ớc thải, tr−ớc đó có xử lý cơ học. Sang đầu thế kỷ thứ 20, tổng diện tích t−ới bằng n−ớc thải chỉ tính riêng ở Châu Âu đã lên đến 80-90 ngàn ha, trong đó trung bình mỗi ngày sử dụng 40-100m3 n−ớc thải cho mỗi ha.

- Evilevit (1995), năng suất của cây trồng sẽ tăng đáng kể nếu có phân loại phân bón vô cơ bổ sung cho l−ợng cận thải khi bón ruộng với liều l−ợng của Nitơ là 30 - 40 kg/ha, vôi và Kali là 60kg/ha. Tuy vậy, yếu tố hết sức quan trọng để tăng năng suất cây trồng là liều l−ợng cặn thải sử dụng để bón ruộng. Tác giả Evilevit (1995) đã chỉ rõ nồng độ của các nguyên tố dinh d−ỡng N, P, K trong n−ớc thải tuỳ

thuộc vào tiêu chuẩn thoát n−ớc cũng nh− tính chất của n−ớc thải. Tuy vậy, cây trồng cũng chỉ sử dụng một phần các chất dinh d−ỡng này trong n−ớc thải. Do đó, việc nghiên cứu công nghệ t−ới hợp lý bằng n−ớc thải là rất cần thiết để đảm bảo tận dụng phân bón trong n−ớc thải. Do yêu cầu xử lý n−ớc thải khi xả vào các nguồn n−ớc th−ờng cao hơn yêu cầu xử lý khi t−ới ruộng, nh− vậy đầu t− cho các công trình xử lý tr−ớc t−ới có quy mô nhỏ hơn vì vậy sẽ kinh tế hơn.

- Tại Ba Lan, các nghiên cứu về việc sử dụng n−ớc thải cho mục đích nông nghiệp đã đ−ợc thực hiện tại các cơ sở (xí nghiệp) sản xuất tinh bột. L−ợng n−ớc thải này đ−ợc thải ra cánh đồng và kết quả cho thấy là l−ợng BOD và COD đã giảm xuống rõ rệt trong cả hệ thống m−ơng máng, cụ thể là khoảng 97% và 98%, và hệ thống kênh lớn 96.5% đến 95% . Trong khu vực đất canh tác, cần phải quan tâm để tránh việc sử dụng n−ớc thải có nhiều tinh bột để t−ới

- Theo Wimvander Hoek, IWMI (2001), tái sử dụng n−ớc thải trong nông nghiệp có thể mang lại rất nhiều lợi ích: tiết kiệm n−ớc, tận dụng đ−ợc nơi chứa n−ớc thải với giá thành rẻ, giảm ô nhiễm n−ớc sông và n−ớc mặt, tận dụng đ−ợc nguồn dinh d−ỡng trong n−ớc thải dẫn đến tiết kiệm phân bón, tăng sản l−ợng cây trồng... Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực cũng có rất nhiều mặt tiêu cực nếu tái sử dụng n−ớc thải không hợp lý: gây ảnh h−ởng đến sức khoẻ ng−ời nông dân làm công việc t−ới và những ng−ời tiêu thụ sản phẩm, gây ô nhiễm nguồn n−ớc ngầm, đặc biệt là bởi nitrat, tích luỹ ô nhiễm các chất hoá học, đặc biệt là kim loại nặng trong đất, tạo điều kiện cho các sinh vật truyền bệnh nh− muỗi phát triển

- Smith (1994) cho rằng việc sử dụng bùn thải làm phân bón trong nông nghiệp đã đem lại lợi ích về kinh tế và môi tr−ờng. Khi đất đ−ợc bón bùn thải có thể bị tích luỹ kim loại nặng nh−: Cd, Cu, Pb và Zn.

- Chang và CTV (1987) đã nghiên cứu và cho thấy: Bón bùn thải chứa các kim loại nặng có thể đ−ợc tích luỹ trong sản phẩm trồng trọt và là nguyên nhân gây hại cho ng−ời tiêu dùng.

- Van Den Berg (1993) cho rằng: Khi sử dụng bùn thải làm phân bón cần phải nghiên cứu kỹ vì nó có thể làm tăng một số bệnh lý của cây trồng và làm ô nhiễm hoá học.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết hợp tác nghiên cứu xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp (Trang 26 - 27)