Tổng quan về tình hình tái sử dụng n−ớc thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết hợp tác nghiên cứu xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp (Trang 27 - 30)

- Dai Peters (CIP - Hà nội) và Đỗ Đức Ngãi (Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật) đã làm thí nghiệm dùng n−ớc thải của làng nghề chế biến tinh bột dong, sắn xã D−ơng Liễu và xã Minh Khai để t−ới lúa cho kết quả nh− sau: dùng 80% n−ớc thải để t−ới cho năng suất lúa cao nhất so với các tỷ lệ dùng n−ớc thải khác; dùng n−ớc thải để t−ới trong 6 tuần đầu có năng suất cao hơn 6 tuần cuối của thời vụ gieo trồng; dùng n−ớc thải t−ới 1 lần/tuần cho năng suất cao hơn t−ới th−ờng xuyên; và dùng n−ớc thải ch−a xử lý cho năng suất cao hơn dùng n−ớc thải đã qua lắng. Thí nghiệm

cũng cho thấy đối với lúa đ−ợc t−ới bằng n−ớc thải đ−ợc cấy với mật độ cao (60 gốc/m2) sẽ cho năng suất cao nhất (so với 35 hay 40 gốc/m2).

- H.T.L Trà (2001) đã nghiên cứu ảnh h−ởng của việc sử dụng bùn thải đến chất l−ợng môi tr−ờng đất và năng suất của cây trồng, đối t−ợng cây trồng và kết quả nghiên cứu cho thấy: Với thành phần cặn thải pH=7,5; C.TS = 52; Nitơ. TS = 2,82 và tỷ lệ C/N = 28,4 thì năng suất của cây trồng cao nhất khi tỷ lệ phối trộn cặn thải và đất là 30%. Năng suất của cây trồng giảm xuống khi tỷ lệ phối trộn cặn thải và đất > 30%.

- Viện nghiên cứu Khoa học thuỷ lợi (1984) đã nghiên cứu chất l−ợng n−ớc thành phố Hà Nội và thấy rằng rất phù hợp để t−ới cho cây trồng. Vào những năm 80 n−ớc thải của thành phố Hà Nội tới gần 120 triệu m3/năm, nếu tận dụng 50% l−ợng n−ớc thải để t−ới cho lúa với tần suất m−a 75% và mức t−ới 6.000 m3/ha sẽ t−ới đ−ợc hơn 8.000 ha lúa. Hàng năm có thể tận dụng đ−ợc l−ợng phân bón từ n−ớc thải t−ơng đ−ơng với 100-115 tấn đạm urê, 120-130 tấn phân lân Văn Điển, 250-270 tấn kalisunfat. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy n−ớc thải không những chỉ cung cấp chất dinh d−ỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất rõ rệt, độ pH, hàm l−ợng kali ổn định, các nguyên tố mùn, đạm, lân, mangan tăng lên ở cuối vụ. Tuy nhiên, trong thời gian này những nghiên cứu về tiêu chuẩn t−ới n−ớc thải và nồng độ chất ô nhiễm trong n−ớc thải ch−a đ−ợc đề cập đến.

- Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1994), đánh giá tác động của đô thị hoá đến sự phát triển nông nghiệp ven đô cho thấy: Huyện Thanh Trì sử dụng n−ớc thải thành phố Hà Nội (70% n−ớc thải sinh hoạt và 30% n−ớc thải công nghiệp) để canh tác thì chi phí cho 1 sào trồng lúa giảm 15-20%, mỗi sào lúa chỉ cần bón 2-3 kg đạm urê, trong khi ở các nơi khác phải bón từ 6-8 kg urê/sào lúa. Hàm l−ợng chất dinh d−ỡng trong n−ớc thải trung bình là: 15mg N/l và 7mg P2O5/l (gần bằng đạm và lân trong dung dịch nuôi cấy). Nếu mùa khô t−ới 4.000 m3/ha thì đã đ−a vào ruộng 60kg N và 28kg P2O5. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây lúa và rau màu đ−ợc t−ới n−ớc thải th−ờng bị hại nh− cây bị héo, lá bị đốm hoặc lốp lá.

- Vũ Thị Thanh H−ơng (2001) cho rằng: Trong 1.000 m3 n−ớc thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng cơ học kết hợp hồ sinh học có chứa 52,9 kg N; 13,9 kg P2O5 và 28 kg K2O. Đây là nguồn dinh d−ỡng rất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, đối với mỗi loại cây trồng khác nhau cần chọn tỷ lệ sử dụng n−ớc thải thích hợp để cho năng suất tối

−u, ví dụ đối với lúa cần 2.563,6 m3/ha (bằng 47,6% tổng nhu cầu n−ớc trong một vụ), đối với ngô cần 1.000 m3/ha (35,7% nhu cầu n−ớc), đối với khoai tây cần 902,2 m3/ha (34,2% nhu cầu n−ớc)...

- Tỷ lệ giữa các nguyên tố dinh d−ỡng cần cho thực vật N:P:K trong n−ớc thải là 5:1:2, trong khi đó ở phân chuồng là 2:1:2. Nh− vậy, n−ớc thải là một nguồn phân bón có hàm l−ợng nitơ cao, thích hợp với sự phát triển của thực vật.

- Trong thành phần cặn lắng của n−ớc thải có chứa nitơ, kali, phốt pho, canxi, ma giê... các chất này làm cho cặn lắng có giá trị phân bón rất lớn. So với các loại

phân bón vô cơ thì cặn lắng trong n−ớc thải có những −u điểm đáng chú ý là: Trong cặn có chứa tất cả các chất cần thiết cho thực vật và với độ ẩm 90-95% đất đai dễ đồng hoá các chất đó.

- Nhiều tác giả cho rằng, các yếu tố có tác dụng quyết định hoặc loại trừ, hoặc giảm nhẹ ảnh h−ởng xấu của n−ớc thải đến môi tr−ờng là chế độ t−ới. Mức hoàn chỉnh và hợp lý của chế độ t−ới là nhân tố không những có tác dụng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (đất, n−ớc, sức lao động...) và bảo vệ môi tr−ờng.

Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài n−ớc đều cho thấy: Sử dụng n−ớc thải để t−ới cho cây trồng và nuôi thuỷ sản có thể mang lại nguồn lợi rất lớn nh−: Tận dụng đ−ợc nguồn n−ớc, nguồn dinh d−ỡng trong n−ớc thải, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng và tác dụng cải tạo đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng n−ớc thải không qua xử lý thì tác hại là rất lớn và ảnh h−ởng lâu dài, các giải pháp khắc phục là rất khó khăn. Tác hại của việc sử dụng n−ớc thải không qua xử lý sẽ thể hiện trong nhiều lĩnh vực nh−:

- Làm ô nhiễm môi tr−ờng, ô nhiễm đất, n−ớc và không khí do n−ớc thải có mùi hôi thối, chứa nhiều chất hữu cơ, các độc tố, các loại kim loại nặng và các vi trùng gây bệnh...

- ảnh h−ởng đến năng suất và chất l−ợng sản phẩm: T−ới quá nhiều n−ớc thải dẫn đến thừa dinh d−ỡng và làm cây trồng bị lốp, đổ. Các độc tố trong n−ớc thải gây nên các bệnh sinh lý, tích luỹ các chất độc hại trong cây trồng và thuỷ sản...

- ảnh h−ởng đến sức khoẻ cộng đồng: ảnh h−ởng trực tiếp đến ng−ời nông dân khi sản xuất, ảnh h−ởng thông qua dây chuyền thực phẩm...

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây về xử lý và tái sử dụng n−ớc thải ở Việt Nam ch−a nhiều và mang tính đơn lẻ ở từng lĩnh vực với các địa điểm khác nhau.

Hầu hết các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam đều đ−ợc xây dựng từ rất lâu và không có hệ thống xử lý n−ớc thải, hệ thống tiêu thoát n−ớc thải cũ kỹ, kém tác dụng. N−ớc thải của các đô thị và khu công nghiệp đ−ợc xả trực tiếp vào các ao hồ, hệ thống thuỷ nông của các vùng phụ cận. Những năm 90 trở về tr−ớc, mức độ ô nhiễm ch−a nhiều nên sử dụng n−ớc thải đ−ợc coi là nguồn lợi đối với ng−ời sản xuất. Do nhu cầu phát triển, tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng nhanh, các khu công nghiệp ngày càng mở rộng thì ô nhiễm do n−ớc thải đô thị và khu công nghiệp ngày càng trầm trọng, nhiều nơi đã ở mức báo động, ảnh h−ởng đến môi tr−ờng, sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển của các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết hợp tác nghiên cứu xử lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp (Trang 27 - 30)