5.1. KẾT LUẬN
Ngập úng cùng với sự ô nhiễm đang gia tăng luôn là nỗi băn khoăn cho các nhà quản lý các thành phố lớn. Tốc độ đô thị hóa nhanh (điều kiện cần để phát triển và cũng là một quy luật khách quan), sự gia tăng dân số nhanh, cơ sở hạ tầng không theo kịp kiến trúc thượng tầng cùng nhiều lý do khác khiến hệ thống cơ sở hạ tầng, mà hệ thống thoát nước là chủ yếu, ngày càng xuống cấp. Đồng thời sự đô thị hóa cũng có ảnh hưởng đến lượng mưa tăng lên theo từng năm và ảnh hưởng tới sự thay đổi mặt đệm của lưu vực có xu thế ngày càng bất lợi cho thoát nước đô thị.
Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa hiểu biết hết khả năng hoạt động của sông rạch triều để sử dụng tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban cho ứng dúng vào thoát nước đô thị hơn là chống lại nó.
Do chưa tìm ra nguyên nhân cơ bản nên các giải pháp thoát nước đô thị thường là thiếu đồng bộ, mang tính đối phó nhiều hơn là giải quyết cơ bản. Hầu như các công trình nghiên cứu không đề cập một cách hoàn chỉnh về lý luận thoát nước đô thị vùng ảnh hưởng thủy triều. Đây là bài toán cân bằng nước trên lưu vực đô thị, trong khi đó cả về khái niệm và cách xác định lưu vực đô thị vùng ảnh hưởng thủy triều ít đề cập đến.
Do chưa có lý luận hoàn chỉnh và do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra ngập nước đô thị nên các giải pháp thoát nước không giải quyết được bài toán TNĐT một cách căn bản, mà chỉ là những giải pháp mang tính tình thế, đối phó. (mang bơm đến nơi bị ngập hút nước cho chỗ ngập này lại gây ngập cho chỗ khác hay là nâng cao mở đường …).
Trong thời gian qua do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhiều khu đô thị mới được hình thành hoặc mở rộng. Đất xây dựng các khu dân cư đô thị thường có địa hình thấp nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều như ở các quận mới thành lập như Quận 2, Quận 7, một phần Quận 9, quận 12, và các huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh. Diện tích san lấp rất lớn, độ cao san lấp trung bình tới 2,0m. Quá trình này xảy ra 3 động thái tác động xấu tới môi trường sinh thái không những chỉ đối với vùng bị san
5