Tạo ra các dịch vụ điện thoại gia tăng tới các dạng dịch vụ Internet mới:

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành nghiên cứu bộ giao thức h323 – e164 (Trang 52 - 77)

III. Báo hiệu và sử lý cuộc gọi

2.4. Tạo ra các dịch vụ điện thoại gia tăng tới các dạng dịch vụ Internet mới:

Với ENUM có thể tạo ra các dạng dịch vụ mới cho các thuê bao điện thoại (với các phím số) kết nối với cơ sở hạ tầng phong phú dịch vụ của Internet. Sử dụng các khả năng đa phương tiện và truyền thông của Internet có thể cung cấp thêm các khả năng kết nối và nội dung cho các thuê bao điện thoại. Ví dụ có thể dễ dàng cung cấp các dịch vụ web, email cho điện thoại di động, text to speech cho điện thoại, SMS to IM, email to SMS v.v.

ENUM cũng có thể làm nảy sinh ra các dịch vụ mới, do khả năng sử dụng số điện thoại vào trong các dịch vụ IP một cách dễ dàng, nó có thể mang lại khả năng đưa các dịch vụ mới vào các thị trường viễn thông truyền thống.

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THỰC NGHIỆM I. Mục Tiêu Của Thực Nghiệm:

Xây dưng mô hình kết nối giữa hai máy tính sử dụng phần mềm polycom để người sử dụng có thể gọi cho nhau và trao đổi thông tin. Sau đó dùng phần mềm wireshark bắt các thông điệp H323 và phân tích gói tin thông qua server.

II.Mô Hình Thực Nghiệm:

III. Công Cụ Thực Nghiệm:

Các thiết bị bao gồm : một server và hai pc

Các phần mềm demo bao gồm: windows server 2003 , windows xp , polycom , wireshark-win32-1.4.1 và các phần mềm hổ trợ khác.

IV. Các Bước Thực Nghiệm:

Trước tiên ta cài windows server 2003 lên máy server và win xp lên máy PC1 và PC2.

1.Cấu hình trên máy server:

Ip address:192.168.1.2 Subnet mask: 255.255.255.0 Prefered DNS server : 192.168.1.2

Sau đó dựng domain controller trên máy server theo các bước sau: • Start =>Run => dcpromo

• Màn hình welcome => next

• Màn hình domain controller type => chọn domain controller for a new domain => next

• Màn hình create tree or child domain => chọn create a new domain tree => next

• Màn hình create or join forest => chọn create a new forest of domain tree => next

• Màn hình full DNS name for new domain =>nguyenthimau.edu (nhập tên miền)=> next

• Màn hình netbios domain name: NGUYENTHIMAU=> next • Màn hình database and log locations => next

• Màn hình share system volume => next

• Màn hình configure DNS => chọn yes install and configure DNS on this computer => next

• Màn hình permission => chọn permission compatible only with window 2000server => next

• Màn hình administrator password =>để trống => next

• Hệ thống bắt đầu quá trình thăng cấp lên domain controller => finish => restart lại máy.

2.Gia nhập máy trạm PC1 và PC2 vào miền như sau:

PC1:

Ip address: 192.168.1.10 Subnet mask: 255.255.255.0 Prefered DNS server : 192.168.1.2

Right click my computer => properties => tab computer name => change => member of => chọn DOMAIN (nhập tên miền) nguyenthimau.edu => ok =>user name:ADMINISTRATOR và password: => ok => restart máy.

PC2:

Ip address: 192.168.1.11 Subnet mask: 255.255.255.0 Prefered DNS server: 192.168.1.2

Right click my computer => properties => tab computer name => change => member of => chọn DOMAIN (nhập tên miền) nguyenthimau.edu => ok =>user name:ADMINISTRATOR và password: => ok => restart máy.

3.Cấu hình DNS trên máy server:

Start => settings => Control panel => add remove programs => windows components => network services => detail => chọn domain name system ( DNS ) => ok =>hệ thống bắt đầu cài DNS server , đưa đĩa cài đặt nếu cần và chỉ vào mục => ok => Finish

3.1 tạo tên miền DNS

Admin tools => DNS => right click forward lookup zone => next => chọn Primary zone => next => next => new zone: nguyenthimau=> chọn allow only sencure dynamic updates => next => finish

Mở DNS => right click reverse lookup zone => new zone => màn hình welcome => next => primary zone => next => network IP:192.168.1 => next => next => chọn allow both nonsecure and secure dynamic update => next => finish

3.2 tạo record host A trên DNS

Rigth click tên miền chọn: New host A nhập vào: pc1 và nhập địa chỉ IP

của máy pc1 vào là: 192.168.1.10 chọn Greate associated pointer sau đó chọn Add host và chọn ok.

Rigth click tên miền chọn: New host A nhập vào: pc2 và nhập địa chỉ IP

của máy pc2 vào là: 192.168.1.11 chọn Greate associated pointer sau đó chọn Add host và chọn ok

4. cấu hình tiếp trên máy server:

Tạo user miền cho user: PC1 và PC2: PC1:

Start => administrative tools => ADUC => khai triển nhánh user => right click user => new => user

Điền thông tin của user mới ( user login name)=> PC1 => next => next => finish. PC2:

Start => administrative tools => ADUC => khai triển nhánh user => right click user => new => user

Điền thông tin của user mới ( user login name)=> PC2 => next => next => finish. Trao quyền cho user: PC1 và PC2:

Start => administrtive tools => domain security policy => local policies => user rights assignment (gán quyền cho user) => nhấp kép allow log on localdy

=> add user of group => brownse => advanced => find now => Pc1; Pc2 ; administrators

 apply => ok

Máy trạm PC1 và PC2 khởi động lại: Màn hình login => click options User name: pc1

Password:

5. cấu hình trên PC1 và PC2:

5.1. Cài phần mềm polycom theo các bước sau:

Chọn ok.

Chọn yes.

Chọn finish.

5.2.Tiếp tục Cài phần mềm wireshark theo các bước sau:

Chọn I Agree.

Chọn next.

Chọn Install.

Chọn finish.

6. Thực hiện cuộc gọi giữa PC1 và PC2:

Thực hiện cuộc gọi từ PC1 đến PC2 như sau:

Khởi động phần mềm polycom của máy PC1 và PC2 sau đó từ PC1 nhập vào:

pc2.nguyenthimau.edu như hình sau.

PC2 Chọn yes để kết nối sẽ xuất hiện màn hình sau:

Ta có thể gọi từ PC2 đến PC1 nhập vào: pc1. nguyenthimau.edu như hình sau.

PC1 Chọn yes để kết nối sẽ xuất hiện màn hình sau:

Bảng này thể hiện đã kết nối thành công và đang kết nối.

Bắt gói tin bằng phần mềm wireshark:

Các Giao thức Thuộc giao thức H323 bắt được khi dùng WireShark theo dõi quá trình gọi điện thoại giữa 2 máy sử dụng phần mềm polycom.

Khi bắt đầu cuộc gọi thì giao thức H225 sẽ xuất hiện để thiết lập kết nối và kiểm tra cho quá trình chuẩn bị kết nối.Theo hình bên dưới thì quá trình này tuần tự như sau.

Máy nguồn 192.168.1.10 muốn gọi cho máy đích 192.168.1.11 Máy nguồn gởi một bản tin Setup đến máy đích để yêu cầu thực hiện kết nối.

Tại máy đích nhận được yêu cầu kết nối thể hiện qua việc đổ chuông.

Máy đích chấp nhận cuộc gọi thì 2 bên sẽ thực hiện kết nối . Máy đích trả lời và đồng thời liên lạc với thiết bị điều khiển cổng nối để xác nhận quyền thiết lập cuộc gọi..

Phân tích H225 tín hiệu gọi : Trong mạng có 2 đầu cuối H323( T1 và T2) cùng kết nối tới một GK. Thiết lập cuộc gọi H323 như sau :

(1) . T1 gởi thông báo RAS ARQ trên kênh RAS tới GK để đăng ký. T1 yêu cầu dùng tín hiệu gọi trực tiếp.

(2) . GK các nhận chấp nhận truy nhập đầu vào của T1 bằng cách gởi AFC tới T1. GK chỉ rằng T1 dùng tín hiệu gọi trực tiếp.

(3) . T1 gởi một tín hiệu gọi H225 thiết lập thông báo kết nối tới T2.

(4) . T2 đáp trả T1 bằng cách gởi thông báo H225 – tiến hành cuộc gọi cho T1. (5) . Bây giờ T2 phải đăng ký với GK bằng cách gởi thông báo RAS ARQ cho GK

trên kênh RAS.

(7) . T2 báo cho T1 thiếp lập kết nối bằng cách gởi một thông báo H225 – Alerting cho T1.

(8) . Khi T2 xác nhận thiết lập kết nối bằng cách gởi thông báo H225 – kết nối cho T1 và cuộc gọi được thiếp lập.

Hai đầu cuối trao đổi một số bản tin H.245 để trao đổi một số bản tin điều khiển , khả năng xử lý của đầu cuối và sau đó là thiết lập kết nối RTP. Giữa hai máy sẽ mở một kênh logic để chia sẻ dữ liệu.

Phân tích các dòng tín hiệu điều khiển của H323:

(9) . Kênh điều khiển H245 được thiếp lập giữa T1 và T2. T1 gởi thông báo H245 – “ Thiết lập năng lực đầu cuối – Terminal Capability Set “ tới T2 để trao đổi các dung lượng của nó.

(10) . T2 nhận biết yêu cầu của T1 bằng cách gởi thông báo nhận biết H245 TerminalCapabilitySetACK Message.

(11) . T2 trao đổi khả năng của nó với T1 bằng cách gởi thông báo thiết lập H245 TerminalCapabilitySetACK.

(12) . T1 nhận biết năng lực yêu cầu của T2 bằng cách gởi thông báo nhận biết H245 TerminalCapabilitySetACK Message.

(13) . T1 mở kênh tín hiệu truyền thông Media với T2 bằng cách gởi một thông báo mở kênh H245 OpenLogicChanel. Địa chỉ truyền tải của kênh RTCP cũng được chứa trong thông báo.

(14) . T2 nhận biết thiết lập kênh logic gián tiếp từ T1 tới T2 bằng cách gởi thông báo H245 OpenLogicChanelACK. Bao gồm trong thông báo nhận biết là địa chỉ truyền tải RTP đã xác định bởi T2 để T1 gởi dòng tín hiệu truyền thông Media RTP và đại chỉ RTCP đã nhận từ trước đó.

(15) . T2 mở một kênh truyền thông Media tới T1 bằng cách gởi một thông báo H245 OpenLogicChanel. Địa chỉ truyển tải của kênh RTCP được chứa trong thông báo.

(16) . T1 nhận biết sự thiết lập kênh logic gián tiếp từ T2 tới T1 bằng cách gởi một thông báo H245 OpenLogicChanelACK. Bao gồm trong thông báo nhận biết là địa chỉ truyền tải RTP xác định bởi T1 để T2 dùng cho việc gởi dòng tín hiệu truyền thông Media và đại chỉ RTCP đã thu từ T2 trước đó. Bây giờ liên lạc của dòng tín hiệu truyền thông Media gián tiếp đã được thiếp lập.

Phân tích dòng tín hiệu truyền thông Media H323 và sự điều khiền.

(17) . T1 gởi dòng Media RTP tời T2. (18) . T2 gởi dòng Media RTP tời T1. (19) . T1 gởi thông báo RTCP tới T2. (20) . T2 gởi thông báo RTCP tới T1.

Các bước giải toả cuộc gọi H323.

(21) . T2 khởi tạo giải toả cuộc gọi. Nó gởi thông báo kết thúc H245 EndSessionCommand tới T1.

(22) . T1 giải toả đầu cuối gọi và xác nhận giải toả bằng cách gởi thông báo kết thúc thúc H245 EndSessionCommand tới T2.

(23) . T2 hoàn thành việc giải toả cuộc gọi bằng cách gởi thông báo H245 ReleaseComplete tới T1.

(24) . T1 và T2 ngắt kết nối với GK bằng cách gởi thông báo RAS DRQ tới GK. (25) . GK ngắt kết nối với T1 và T2 và xác nhận bằng cách gời thông báo DCF tới T1 và T2.

V. Kết Quả Đạt Được: trong quá trình tìm hiểu và demo giao thức h323 trong mạng VoIP em đã thu được kết quả sau:

Nắm bắt và hiểu được quá trình demo giao thức H323 sử dụng báo hiệu cuộc gọi H.225, báo hiệu điều khiển H.245 và RTP, RTCP mà giao thức H323 sử dụng. Biết cách cài đặt xây dựng mô hình ứng dụng giao thức H323 và phân tích các gói tin H.225 , H.245 , RTP ,RTCP.

Biết được cách bắt và phân tích gói tin, hiểu sâu hơn về cách làm việc và sự khác nhau của các giao thức.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Kết Luận : giao thức H323 trong mạng VoIP được đề cập tới trong đồ án hết sức cơ bản nhưng khá đầy đủ, toàn diện và mang tính tổng quan. Đồ án đã tìm hiểu những vấn đề cơ bản và đi sâu hơn ở nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau để mọi người có thể hiểu hơn về giao thức H323. Sau khi hoàn thành nội dung đồ án này, e đã được học hỏi rất nhiều và có thêm cơ hội để mở mang kiến thức của mình cũng như trên lớp và tìm hiểu thêm về mạng viễn thông , các giao thức cơ bản. Nó sẽ giúp em phát triển phương pháp luận, cách đặt vấn đề và giải quyết những vấn đề có liên quan đến giao thức H323 trong mạng VoIP một cách thực tế hơn.

Do thời gian còn nhiều hạn chế, khuôn khổ của đồ án cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Được sự giúp đỡ của thầy cô không chỉ giúp chúng em làm bài tốt hơn và có chất lượng hơn mà còn trang bị cho chúng em một kiếm thức vững vàng trong việc học tập nghiên cứu mà còn trong công tác sau này.

Hướng phát triển tương lai của đề tài : Qua việc tìm hiểu tổng quan về giao thức H323 trong mạng VoIP em nhận thấy được hướng phát triển tương lai của H.323 vẫn là một vấn đề đáng được tranh luận. Nếu đối với bất cứ tiêu chuẩn dữ liệu nào thì có vẻ H.323 chưa phải là lựa chọn tốt như tiêu chuẩn SIP. H.323 được coi là kỹ thuật tốt hơn SIP, nhưng với nhiều công nghệ khác nhau thì những điều đó chưa chắc đã đem lại thành công. Một nhân tố làm cho H.323 không phổ biến là vì nó quá phức tạp trong khi giải pháp SIP sẽ đơn giản hơn nếu cùng một vấn đề. H.323 vẫn chiếm một phần lớn lưu lượng thoại trên toàn thế giới sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng sự giảm thị phần phụ thuộc vào nhu cầu viễn thông làm cho tương lai của H.323 vẫn là tương lai khó đoán. Khi mà H.323 có thể chưa có giao thức mới để triển khai, chúng ta vẫn mong đợi sự thay đổi phù hợp trong thời gian tới. Trong tương lai có thể dự đoán rằng SIP sẽ là giao thức phát triển của thế hệ mạng và thay thế giao thức H323. Bên cạnh những kết quả đạt được nếu có thời gian và công cụ em sẽ tìm hiểu sâu hơn và chi tiết hơn về ứng dụng giao thức H323 trong mạng VoIP thưc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ITU-T Study Group 2, ENUM administration ad interim, February 24, 2005, http://www.itu.int/ITU-T/inr/ENUM/procedures.html

2. RFC2916 - P. Faltstrom, E.164 number and DNS, Cisco Systems Inc., September 2000.

3. RFC3761 - P. Faltstrom, M. Mealling, “The E.164 to Uniform Resource Identifiers (URI) Dynamic Delegation Discovery System (DDDS) Application (ENUM)”, April 2004.

4. "ENUM Implementation Issues and Experiences", Lawrence Conroy, Kazunori Fujiwara, http://www.ietf.org/internet-drafts/draft-ietf- ENUM-experiences-05.txt

5. "IANA Registration for ENUMservice VOID", Richard Stastny, 21- Oct-05, http://www.ietf.org/internet-drafts/draft-ietf-ENUM-void- 02.txt

6. "ENUM Validation Information Mapping for the Extensible Provisioning Protocol", Bernie Hoeneisen, 15-Feb-06,

http://www.ietf.org/internet-drafts/draft-ietf-ENUM-validation-epp- 03.txt

7. "ENUM Validation Architecture", Alex Mayrhofer, Bernie Hoeneisen,

6-Sep-06, http://www.ietf.org/internet-drafts/draft-ietf-ENUM-

validation-arch-04.txt

8. Trang wed : http://polycom-pvx.software.informer.com

9. www.download.com.vn/timkiem/Wireshark/index.aspx

10. Nguyễn Thúc Hải- mạng máy tớnh và các hệ thống mở.

11. Thái Hồng Nhị và phạm Minh Việt- Hệ thống viễn thông, NXBGD, 2001.

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành nghiên cứu bộ giao thức h323 – e164 (Trang 52 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w