Nghĩa của các trường trong cấu trúc NAPTR:

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành nghiên cứu bộ giao thức h323 – e164 (Trang 46 - 48)

III. Báo hiệu và sử lý cuộc gọi

2.3.nghĩa của các trường trong cấu trúc NAPTR:

Trường "thứ tự" (order) là một số nguyên không dấu 16 bit, được bắt buộc sử dụng khi có nhiều bản ghi NAPTR được trả về trong cùng 1 dữ liệu phản hồi. Khi đó bản ghi NAPTR có thứ thự nhỏ hơn sẽ được sử dụng.

Trường "độ ưu tiên" (preference) là một số nguyên không dấu 16 bit, được sử dụng (nên) khi nhiều bản ghi NAPTR được trả về, có cả thứ tự giống nhau. Trường này tương tự như trường độ ưu tiên trong bản nghi MX của DNS, và được các nhà quản trị sử dụng để lái dịch vụ tới các máy chủ khác có khả năng xử lý tốt hơn.

Trường "cờ": (flag) là một chuỗi ký tự, chứa tham số ảnh hưởng tới lần truy vấn tiếp theo, thường được dùng để tối ưu hoá quá trình truy vấn. Cờ "u" được hiểu là luật này là luật áp dụng để kết thúc chu trình, và dữ liệu trả về là một URI.

Trường "dịch vụ" (service) là một chuỗi ký tự, chỉ ra thủ tục phân giải và dịch vụ phân giải sẽ sẵn sàng khi việc viết lại được thực hiện thông qua các trường "biểu thức" và "thay thế".

Trường "biểu thức" (regexp - regular expression) chứa một chuỗi biểu thức thay thế mà khi áp dụng vào chuỗi nguyên thuỷ sẽ tìm ra được tên miền nào sẽ được truy vấn tiếp theo. Cú pháp của trường này sẽ được bàn đến sau, thông qua các thuật toán của thủ tục DDDS (Dynamic Delegation Discovery System).

Trường "thay thế" (replacement) có thể là một tên miền mới để truy vấn tuỳ theo các giá trị có thể của trường "cờ". Trường này được sử dụng khi trường "biểu thức" là một phép thay thế đơn giản. Bất kỳ giá trị nào của trường này cũng phải là một tên miền đầy đủ (full qualified domain name).

Một lưu ý là tất cả các quá trình xử lý thay thế và truy vấn đều được ứng dụng thực hiện, bản thân hệ thống DNS không thực hiện tính toán xử lý nào.

Đầu vào của thuật toán là một chuỗi số E.164 được mã hoá theo định dạng quy định ở trên, đầu ra của thuật toán là một chuỗi định danh tài nguyên thống nhất URI (Uniform Resource Identifier) trong dạng thức tuyệt đối của nó theo [RFC2396]

III. Các ứng dụng của E164-ENUM. 1. Mô hình ứng dụng ENUM:

Trên thực tế triển khai các hệ thống VoIP, một vấn đề kỹ thuật nảy sinh chưa được giải quyết triệt để là việc chuyển mạch các cuộc gọi từ mạng viễn thông vào mạng VoIP. Trong khi việc gọi từ 1 đầu cuối VoIP ra một điện thoại thông thường rất dễ dàng thì chiều ngược lại thường không xử lý được, thông thường, cuộc gọi được kết thúc trên mạng PSTN, và người được gọi phải kết nối terminal của mình với mạng PSTN cụ thể đó. Điều này dẫn đến cần phải phát triển một kiểu đánh số công cộng toàn cầu nào đó hỗ trợ việc đánh số cho các đầu cuối VoIP. Nhưng nếu không sử dụng hệ thống số E164 thì khả năng cộng tác giữa các mạng VoIP sẽ rất

khó khăn. Nhiều quốc gia như Nhật bản cũng đã quy hoạch trong kho số E164 quốc gia một khoảng mã cho các ứng dụng IP base, nhưng điều này cũng chưa được chuẩn hóa nên khó tương tác với nhau. Trái lại với ENUM, không cần thiết phải quy hoạch lại cho đánh số mà có thể sử dụng cấu trúc đánh số sẵn có. Sử dụng ENUM, 1 đầu cuối IP có thể dễ dàng kết nối với đầu cuối viễn thông thông thường. Các mô hình ứng dụng ENUM có thể được thực hiện ngay tại thời điểm hiện tại có thể kể đến:

1.1. Ứng dụng trong hệ thống ứng dụng Internet:

 Truy vấn trang chủ cá nhân qua số ENUM: Một trang chủ cá nhân trước đây có dạng http://www.mau.com nay có thể được truy vấn với 1 số ENUM của chủ nhân: +84835592762 (Hệ thống DNS sẽ trả về URL tương ứng là "http://www.mau.com")

 Gửi và nhận thư điện tử với ENUM: Thay cho việc phải nhớ địa chỉ email của người nhận, có thể gửi email tới số điện thoại ENUM (Hệ thống DNS sẽ trả về URL là "mailto:banglangtim@yahoo.com.vn", và hệ thống email tương ứng sẽ có được địa chỉ email cần để sử dụng)

 Nhắn tin tức thời (instant messaging) thông qua địa chỉ ENUM

 Gọi điện thoại IP dùng số ENUM: Ví dụ có thể dùng ENUM để truy vấn địa chỉ sip phone của người bị gọi và do đó biến dịch vụ sip phone thành dịch vụ tương đương với dịch vụ điện thoại.

Một phần của tài liệu đồ án chuyên ngành nghiên cứu bộ giao thức h323 – e164 (Trang 46 - 48)