Hoàn thiện cơ chế đầu tư và xây dựng

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 62)

- Dư nợ bình quân 1.546 2.652 2.775 2.977 2

3.3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế đầu tư và xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cần được bổ sung, sửa đổi bởi thực tế còn nhiều vướng mắc trong triển khai công tác xây dựng công trình hạ tầng như: phá dỡ công trình xây dựng, yêu cầu năng lực đối với tư vấn quản lý dự án, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng… Đặc biệt cần có một cơ chế hiệu quả, mang tính nguyên tắc để giải quyết một số vấn đề nổi cộm như điều chỉnh vốn đầu tư do biến động giá cả, xử lý chuyển tiếp đối với các dự án, xếp hạng năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng,…

Vì vậy, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các Bộ, địa phương và cơ quan có liên quan sửa đổi, làm rõ các quy định về nội dung, thẩm quyền phê duyệt thiết kế; trách nhiệm của các chủ thể, nhất là của tư vấn trong đầu tư xây dựng; vấn đề báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động xây dựng và nghiên cứu xem xét vấn đề xử lý trượt giá trong đầu tư xây dựng.

Công tác quy hoạch: Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch để định hướng đầu tư lâu dài của ngành, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cần hướng dẫn và tạo điều kiện về tài chính để khuyến khích các chủ đầu tư lập dự án đầu tư trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w