Đổi mới cơ chế quản lý vốn tín dụng Nhà nước

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 65 - 67)

- Dư nợ bình quân 1.546 2.652 2.775 2.977 2

3.3.2.2.1. Đổi mới cơ chế quản lý vốn tín dụng Nhà nước

Cơ chế tín dụng ưu đãi đầu tư phải dựa trên cơ sở kế hoạch hoá và quản lý theo phương thức chặt chẽ như đối với vốn tín dụng ngân hàng. Trước hết là phải thực hiện việc phân loại khách hàng, trên cơ sở đó, chuẩn hoá lại quy chế, quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tín dụng Nhà nước cũng cần đổi mới về mặt tư duy.

Phân loại khách hàng: Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHPT nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn tín dụng của Nhà nước. Mục đích của việc chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp là để thiết lập cơ sở dữ liệu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống NHPT VN về các khách hàng vay vốn TDĐT và TDXK phục vụ công tác thẩm định, cho vay, bảo đảm an toàn vốn. Vì vậy, thông tin xếp hạng doanh nghiệp vay vốn TDĐT và TDXK tại hệ thống NHPT VN phải được thực hiện hàng năm để các Chi nhánh tham khảo, làm cơ sở xem xét và quyết định cho vay.

Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng cũng là cơ sở áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp với từng loại khách hàng; theo đó những khách hàng lớn, có uy tín sẽ được ưu tiên.

Chuẩn hoá quy chế, quy trình nghiệp vụ để tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước phù hợp với chủ trương cải cách hành chính:

- Quy định hình thức, mức bảo đảm tiền vay hợp lý, linh hoạt trên cơ sở phân loại khách hàng vay vốn. Đối với các khách hàng vay vốn có uy tín, khoản vay có độ an toàn cao (hình thức thanh toán đảm bảo, nhà nhập khẩu có uy tín…) có thể cho phép áp dụng hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo, hoặc áp dụng một hình thức đảm bảo tiền vay thấp hơn dư nợ vay.

- Mở rộng hình thức cho vay theo hạn mức để giảm bớt các thủ tục cho vay đối với các đơn vị vay vốn thường xuyên, có uy tín, đồng thời đây cũng là biện pháp khuyến khích các khách hàng truyền thống.

- Phân cấp mạnh mẽ cho các Giám đốc Chi nhánh trong việc quyết định cho vay với những quy định cụ thể về quyền hạn trách nhiệm rõ ràng trong việc cho vay và bảo đảm an toàn tín dụng trên cơ sở xem xét năng lực của Chi nhánh gắn với việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Tăng cường công tác quản trị rủi ro, có cơ chế quản lý giám sát đặc biệt, hiệu quả đối với các khoản vay lớn.

Thay đối tư duy về tín dụng Nhà nước: Thay vì thực hiện theo kế hoạch được giao, nay cần căn cứ vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước để lập ra kế hoạch đầu tư, miễn sao đầu tư đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm thu hồi vốn. VDB phải phát triển theo hướng như một ngân hàng xuất - nhập khẩu, theo đó, không chỉ cung cấp tín dụng cho người bán (doanh nghiệp trong nước) mà còn tiến tới cung cấp cả tín dụng cho người mua (doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài)

Kế hoạch TDĐT và TDXK của Nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm an toàn nguồn vốn, bảo đảm chất lượng tín dụng, dự án đầu tư phải phát huy hiệu quả, chứ không thể chỉ dựa vào nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ “giao cứng” hàng năm. Cụ thể, dự án nào Chính phủ đã giao thì buộc phải thực hiện, song có những dự án mà Chính phủ chưa giao, VDB vẫn có thể mở rộng cho vay, miễn là cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w