doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Hơn nữa, kể cả trường hợp có đủ vốn thì tiêu chuẩn về con người (thành viên HĐQT, tổng giám đốc) cũng là vấn đề hết sức khó khăn.
Tiêu chí thành lập khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.
2.3.4 Chỉ đạo và sự hướng dẫn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nước
Trong thời gian trước đây các Đề án chấn chỉnh, sắp xếp lại NHTM được ban hành đã góp phần tạo những bước đi đầu tiên cho hoạt động M&A ở thị trường ngân hàng Việt Nam.
Và không ngừng quan tâm đến “những đứa con cưng” của mình, một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là việc NHNN sớm xây dựng, trình chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề, để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm sự lành mạnh, an toàn của cả hệ thống. Do đó, gần đây NHNN đã soạn thảo Thông tư Hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng (dự thảo) và hiện đang xin ý kiến đóng góp từ các cá nhân và cơ quan ban ngành có liên quan.
Đối với hoạt động đầu tư, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài để trở thành cổ đông chiến lược của NHTM nội địa, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc “nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành thông tư số 07/2007 để hướng dẫn. Điều này làm cho hoạt động M&A của các nhà đầu