Khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm

Một phần của tài liệu Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

Do tăng vốn quá nhanh, nhất là những tháng đầu năm 2007, không bao lâu sau khi Việt nam chính thức gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong

việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vượt xa mức 8%; quy mô hoạt động (cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực), quy mô cho vay (đối tượng khách hàng, sản phẩm cho vay) chưa phù hợp; năng lực quản trị, giám sát chưa tương xứng (trong việc quản lý những khoản vay có giá trị lớn, phát triển nghiệp vụ mới…). Trước đòi hỏi bức bách của hội nhập và sự cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nội địa đã mạnh tay hơn trong đầu tư cho nhân lực, công nghệ, mạng lưới, nhưng hoạt động và lợi nhuận chủ yếu vẫn trông ở tín dụng. Doanh thu, lợi nhuận từ mảng dịch vụ chưa thể bằng một nửa mảng tín dụng. Trong khi đó những đề án thành lập ngân hàng mới ngày một nhiều. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và sự lên giá của cổ phiếu ngân hàng trong vòng 6-12 tháng gần nhất đã khiến cho phong trào “nơi nơi, ngành ngành lập ngân hàng” lan rộng. Không ít Tổng công ty đã và vẫn đang kiên trì với đề án lập ngân hàng chuyên ngành, công ty tài chính, công ty chứng khoán. Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng vọt không phải từ nghiệp vụ truyền thống tiền tệ, mà từ kinh doanh chứng khoán. Các khoản lợi nhuận từ chứng khoán đó rõ ràng là không bền vững một khi thị trường tài chính biến động thất thường mà điều này đang được cảnh báo trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khoán đang đi vào bế tắc và có những dự báo không mấy khả quan.

Một phần của tài liệu Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)