ràng và chi tiết hơn
Khi trình lên NHNN phương án tăng vốn đều lệ của mình, các NHTMCP thường đề cập đến các mục tiêu như thực hiện chiến lược phát triển ngành Ngân hàng tại Việt Nam, đáp ứng các Quy định pháp lý mang tính chất bắt buộc. Bên cạnh đó, còn nhằm chú trọng xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại và mô hình quản trị tiên tiến, làm cơ sở để các Ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng chất lượng cao và thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng .
Tuy nhiên, để lý giải việc tăng vốn của ngân hàng là để mở thêm chi nhánh, tuyển thêm nhân sự, đào tạo cải thiện năng lực đội ngũ... thì các NHTMCP có thể đặt câu hỏi hiệu quả việc này thế nào? Nếu cần 1 phép đo hiệu quả ,thử tính:
• Một chi nhánh mở thêm cần bao nhiêu vốn đầu tư?
• Chi nhánh mở mới tạo ra bao nhiêu lợi nhuận?
• Một đơn vị vốn huy động mới tạo thêm bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng?
• V.v…
Nếu có thể làm một vài so sánh không gian, thời gian, hay giữa các ngân hàng, sẽ biết thêm nhiều yếu tố phản ánh được tính hiệu quả của việc tăng vốn đó và trên cơ sở này điều chỉnh các phương án cho phù hợp.
Đặc biệt, các ngân hàng phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dự kiến trên cơ sở vốn điều lệ mới. Trong đó nêu rõ các chỉ tiêu dự kiến gồm: mức tăng trưởng Tổng tài sản có, tín dụng, huy động tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các TCTD khác, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận...
Đồng thời, các ngân hàng phải đánh giá khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy mô vốn và quy mô hoạt động sau khi thay đổi vốn điều lệ.