Những hạn chế của giao dịch quyền chọn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP. HCM (Trang 39 - 43)

Từ khi ra đời đến nay đã hơn 3 năm nhưng chưa có nhiều văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện quyền chọn tiền tệ trong khi đây là loại giao dịch mới và phức tạp.

ngân hàng nước ngoài nên hiệu quả kinh doanh quyền chọn chưa cao.

Phí quyền chọn cao do phải cộng vào phí hoa hồng của ngân hàng trung gian, đây là nguyên nhân chính làm cho giao dịch quyền chọn mua chưa phát triển.

Hầu hết các doanh nghiệp chưa có giám đốc tài chính hoặc một bộ phận chuyên môn am hiểu về các giao dịch ngoại hối phái sinh, trong khi đây là các giao dịch tương đối phức tạp, nhất là giao dịch quyền chọn tiền tệ, nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn sử dụng.

2.3 Đánh giá kết quả giao dịch ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại VCB-HCM. VCB-HCM.

Qua các phần phân tích ở trên, chúng ta thấy rằng các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tiền tệ khi được VCB-HCM đưa vào sử dụng sau một khoảng thời gian đã có những bước phát triển nhất định. Nhưng khối lượng các giao dịch này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ lượng giao dịch ngoại tệ của ngân hàng. Trong khi đó, giao dịch giao ngay vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ 80%. Đó là vì mỗi loại hình giao dịch có những hạn chế riêng, cụ thể như sau:

2.3.1 Giao dịch kỳ hạn.a. Kết quả đạt được: a. Kết quả đạt được:

- Doanh số giao dịch kỳ hạn của VCB-HCM tăng dần qua các năm từ khi ra đời năm 1998 đến nay, chứng tỏ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc vận dụng giao dịch kỳ hạn của VCB- HCM cũng rất hiệu quả.

- Góp phần giúp VCB-HCM và các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro ngoại hối một cách hiệu quả.

- Tạo thêm một kênh cung cấp ngoại tệ với rủi ro tỷ giá đã được bảo hiểm, giúp các doanh nghiệp nhập khẩu chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu với chi phí cố định trước.

b. Hạn chế:

số giao dịch ngoại tệ còn rất khiêm tốn. Cụ thể là tỷ lệ doanh số giao dịch kỳ hạn trên doanh số giao ngay chỉ xấp xỉ khoảng 8% đến 12%, cao nhất năm 2005 cũng chỉ đạt 12,45%; tỷ lệ doanh số giao dịch kỳ hạn trên tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của ngân hàng cũng còn ở mức thấp, xấp xỉ 6% đến 9%.

- Cách tính tỷ giá chưa phù hợp bằng chứng là với cách tính của VCB-HCM như hiện nay thì tỷ giá kỳ hạn luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn, điều này chỉ khuyến khích giao dịch một chiều là các doanh nghiệp chỉ bán kỳ hạn cho ngân hàng nên doanh số mua kỳ hạn của VCB-HCM chiếm khoảng 90% tổng doanh số giao dịch kỳ hạn.

- Các doanh nghiệp không thường xuyên sử dụng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

2.3.2 Giao dịch hoán đổi.a. Kết quả đạt được: a. Kết quả đạt được:

- Tạo thêm một kênh cung ứng tiền hiệu quả, giúp Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cho VCB-HCM khi VCB-HCM thiếu vốn VND trong khi thừa vốn ngoại tệ.

- Giúp VCB-HCM có một công cụ để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá khi thực hiện các giao dịch hoán đổi với ngân hàng nước ngoài.

b. Hạn chế:

- Đối tượng sử dụng giao dịch hoán đổi bị hạn chế, chỉ có các tổ chức kinh tế là được phép giao dịch hoán đổi ngoại tệ với VCB-HCM còn các tổ chức khác và cá nhân không được sử dụng loại hình giao dịch này.

- Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích VCB-HCM sử dụng loại hình giao dịch này vì e ngại việc lợi dụng công cụ này để đầu cơ.

- Tỷ giá hoán đổi rất cao nên không khuyến khích được giao dịch này phát triển.

2.3.3 Giao dịch quyền chọn.a. Kết quả đạt được: a. Kết quả đạt được:

số giao dịch được thực hiện.

- Là một công cụ rất linh hoạt giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất hiệu quả.

- Quy định pháp lý về sử dụng quyền chọn rất thông thoáng, tất cả các đối tượng đều được sử dụng giao dịch này và không cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ khi sử dụng hợp đồng quyền chọn để mua ngoại tệ.

b. Hạn chế:

- Phí quyền chọn cao nên chưa khuyến khích được giao dịch này phát triển. - VCB-HCM chưa có khả năng tự doanh quyền chọn mà chỉ mới thực hiện vai trò trung gian hưởng hoa hồng giữa khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.

- Các đối tượng khách hàng hầu hết chưa nắm vững về loại hình giao dịch này. - Chưa có nhiều văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn về thực hiện nghiệp vụ này trong khi đây là một loại hình giao dịch rất phức tạp.

Tất cả những hạn chế đó đã kìm hãm sự phát triển của thị trường, các giao dịch ngoại hối phái sinh như một nguồn để mua ngoại tệ chứ chưa phải nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá là chính.

Kết luận chương 2

Các giao dịch ngoại hối phái sinh có mặt trên thị trường trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định đối với Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp, cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Xét riêng từng loại hình giao dịch thì đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các giao dịch ngoại hối phái sinh chỉ mới chiếm một phần nhỏ trong tổng số giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, giao dịch giao ngay vẫn chiếm ưu thế mặc dù nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch ngoại hối phái sinh là rất lớn. Việc khách hàng chưa sử dụng nhiều các giao dịch phái sinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng nếu có những giải pháp tốt, khả thi sẽ giúp phát triển thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP. HCM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w