Chọn phương án thi công:
Sau khi đào và sửa xong hố móng ta tiến hành phá bê tông đầu cọc. Hiện nay công tác đập phá bê tông đầu cọc thường sử dụng các biện pháp sau:
a) Phương pháp sử dụng máy phá:
Sử dụng máy phá hoặc chng đục đầu nhọn để phá bỏ phần bê tơng đổ quá cốt cao độ, mục đích làm cho cốt thép lộ ra để neo vào đài móng.
b) Phương pháp giảm lực dính:
Quận một màng ni lơng mỏng vào phần cốt chủ lộ ra tương đối dài hoặc cố định ống nhựa vào khung cốt thép. Chờ sau khi đổ bê tông, đào đất xong, dùng khoan hoặc dùng các thiết bị khác khoan lỗ ở mé ngồi phía trên cốt cao độ thiết kế, sau đó dùng nem thép đóng vào làm cho bê tông nứt ngang ra, bê cả khối bê tông thừa trên đầu cọc bỏ đi.
c) Phương pháp chân không:
Đào đất đến cao độ đầu cọc rồi đổ bê tông cọc, lợi dụng bơm chân không làm cho bê tông biến chất đi, trước khi phần bê tơng biến chất đóng rắn thì đục bỏ đi.
d) Các phương pháp mới sử dụng:
- Phương pháp bắn nước. - Phương pháp phun khí.
- Phương pháp lợi dụng vòng áp lực nước.
Qua các biện pháp trên ta chọn phương pháp phá bê tơng đầu cọc bằng máy nén khí Mitsubisi PDS-390S có cơng suất P = 7 at. Lắp ba đầu búa để phá bê tơng đầu cọc.
2. Tính tốn khối lượng cơng tác:
Đầu cọc bê tơng cịn lại ngàm vào đài một đoạn 20 cm để bảo vệ phần thép vừa đập đầu cọc đảm bảo được bao hoàn tồn trong bê tơng.
Khối lượng bê tơng cần đập bỏ của một cọc: V = h..D2/4 = 0,8.3,14.12/4 = 0,628 (m3).
Tổng khối lượng bê tông cần đập bỏ của cả cơng trình: Vt = 0,628.68 = 42,704 (m3)
Tra Định mức xây dựng cơ bảncho công tác đập phá bê tông đầu cọc; với nhân công 3,5/7 cần 0,23 công/ m3.
Số nhân công cần thiết là: 0,23.42,704 = 9.8 (công). Như vậy ta cần 10 công nhân làm việc trong một ngày.