c) Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
3.6 Thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS
Rèn luyện kỹ năng sống cho HS trong giai đoạn hiện nay là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc GDĐĐ cho HS. Rèn luyện kỹ năng sống cho HS đạt nhiều mục tiêu GD, trong đó quan trọng nhất là nhằm
rèn luyện nững thói quen tốt, những kiến thức cơ bản, kỹ năng thích ứng cần thiết cho cuộc sống sau này. Qua đó nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho HS. Đây là một hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, nên không thể áp đặt, rập khn máy móc; cho nên nhà trường cần chú ý nguyện vọng, hứng thú, năng khiếu của HS để việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS đạt hiệu quả cao.
* Mục tiêu của giải pháp:
Rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, nếu chúng ta có kỹ năng sống tốt có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hồn thiện bản thân mình hơn.
Rèn luyện kỹ năng sống cho HS phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường đặc biệt là HT phải tổ chức các chương trình hoạt động rèn luyện kỹ năng cho HS phải thật phù hợp với lứa tuổi, phong phú đa dạng và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sức hấp dẫn thu hút hút HS tham gia một cách tích cực và tự giác. Từ đó tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo, phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức phẩm chất, nhân cách cho HS.
* Nội dung thực hiện giải pháp.
- Để rèn luyện kỹ năng sống cho các em HS, nhà trường phải thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa với các trị chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đối kháng, trò chơi tương tác… Ngồi ra cịn cho các em đi tham quan các di tích lịch sử, thăm quan thắng cảnh; tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, mùa hè xanh... Thông qua những hoạt động này sẽ rèn luyện cho HS tính đồn kết tập thể, khả năng làm việc nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho HS, thông tin qua các giờ học môn sức khỏe, mơn tự nhiên, xã hội các em có kỹ năng chăm sóc sức khỏe bảo vệ bản thân.
- HS cấp trung học cần được rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng phòng chống tai nạn; kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong lớp, trong trường,
ở nhà và ngoài cộng đồng; kỹ năng loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường; kỹ năng ứng xử văn hóa; cấm HS mang theo những đồ vật dụng bén nhọn dễ gây thương tích mà thay vào đó là các trị chơi dân gian lành mạnh và phù hợp.
* Cách thực hiện giải pháp.
Sau đây là một số hoạt động nhằm thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS trong trường THPT.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, khơng thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của HS, nhất là HS bậc trung học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện (về Bác Hồ, về gương người tốt-việc tốt), làm báo tường, thuyết trình… Các hoạt động này góp phần hình thành cho HS kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Qua hoạt động này sẽ giúp HS hiểu rõ hơn những đức tính tốt cần phải học tập, những điều sai trái cần phải loại trừ. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế tồn cầu hóa.
Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục-thể thao: Vui chơi, giải trí là nhu
cầu thiết yếu của con người, đồng thời là quyền lợi của các HS. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa GD to lớn đối với HS ở trường trung học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho HS sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đồn kết, lịng nhân ái…Tổ chức tốt hoạt động này cũng nhằm tạo ra như sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút HS, giúp các em tránh xa được những trị chơi khơng tốt hay những hoạt động giải trí khơng lành mạnh như: đánh bài, game bạo lực, phim ảnh không phù hợp lứa tuổi HS… Nói về hoạt động này thì hầu hết các trường có tổ chức thực hiện nhưng xét về tính hiệu quả thì khơng phải nhà trường nào cũng đạt được. Sở dĩ như thế là do điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của GV phụ trách
chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao chúng ta cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này để hướng hoạt động đạt mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động xã hội: Lãnh đạo nhà trường kết hợp với Đoàn TN tổ chức
các hoạt động xã hội để giúp HS hiểu biết thêm về con người, đất nước, xã hội và những truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó cịn phải tổ chức các đợt thăm hỏi những gia đình khó khăn, gia đình thương bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vơ cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, HS sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được các nhà trường tiến hành tương đối tốt. Nhưng hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách HS.
Lao động cơng ích trong nhà trường: giúp HS vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp và khu vực xung quanh trường.
Lao động cơng ích ngồi xã hội: Nhà trường kết hợp với Huyện đồn hay chính quyền địa phương tổ chức các phong trào như: chiến dịch mùa hè xanh; dọn dẹp vệ sinh khu phố, xã phường; thu gom giấy vụn…Qua những hoạt động này giúp cho HS ý thức được tính tiết kiệm, yêu thích lao động, tính thần xung phong, tình làng nghĩa xóm…
Đây là những hoạt động tưởng như là thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp HS thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hồn cảnh khắc nghiệt nào thì vẫn có thể tồn tại được, đó là nhờ các em biết lao động.
Hoạt động tiếp cận khoa học-kỹ thuật: Đây là hoạt động giúp HS tiếp
cận được những thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tịi, kích thích học tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ khoa học, tự sáng tạo ra các đồ dùng học tập, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho HS làm quen với việc nghiên
cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà các nhà trường ít chú trọng tới, ít chú trọng không phải là do không hiểu hết tầm quan trọng của nó mà là do điều kiện khơng cho phép. Đó là điều kiện về cơ chế, về thời gian, về kinh phí về năng lực của đội ngũ GV phụ trách…
* Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Có kế hoạch rõ ràng, cụ thể chọn loại hình hoạt động thích hợp, nội dung và hình thức hoạt động ln đổi mới, phong phú đa dạng, để HS hứng thú tự nguyện, tích cực tham gia. Phải thành lập Ban Rèn luyện kỹ năng HS trong nhà trường, bao gồm những thành viên nhiệt tình, có kinh nghiệm để hỗ trợ HT trong cơng tác này. Có sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Ban chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngồi nhà trường để cơng tác có những nội dung phong phú và đạt hiệu quả cao.
- Phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống loa-đài, tài liệu phục vụ, kinh phí cần thiết cho hoạt động. Nghiên cứu, tham quan học hỏi để tìm hiểu thêm những đơn vị trường bạn, những mơ hình thực hiện tốt công tác này để vận dụng một cách sáng tạo, linh động vào nhà trường.