Cục Chế biến Nông Lâm sản và nghề Muối, Bộ NN & PTNT, 2006.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 42 - 45)

dù dịch cúm gia cầm và dịch LMLM ở gia súc nhưng chỉ tiêu này vẫn đạt 22%34.

Bảng 2.6 Số lượng gia súc, gia cầm của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 ĐVT: triệu con 2001 2002 2003 2004(1) 2005(2) 2006(3) T.trưởng BQ (%) 1. Gia cầm 218,10 233,29 254,61 218,15 219,91 214,60 8,05 (2001-03) 2. Gia súc Lợn 21,80 23,17 24,89 26,14 27,44 26,86 5.92 (2001-05) 3,90 4,06 4,39 4,91 5,54 6,51 10,79 (2001-06)

Nguồn: (1) Niên giám Thống kê, 2005;

(2) Hoàng Kim Giao (2006), “Chăn nuôi nước ta năm 2005 và hướng phát triển trong thời gian tới”, Tạp chí Chăn nuôi, (Số 4), trang 19;

(3) TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế -xã hội

2006.

Đàn gia cầm: trước khi dịch cúm gia cầm xảy ra (năm 2003), tổng đàn tăng nhanh qua các năm, năm 2001 là 218,1 triệu con đến năm 2003 trên 254 triệu con. Tốc độ tăng trung bình thời kỳ này là 8,05%. Từ cuối năm 2003, do dịch cúm xảy ra nên tổng đàn giảm mạnh từ 218,1 năm 2004 triệu con xuống 214,6 triệu con năm 2006.

Đàn bò: giai đoạn 2001 – 2006 có tỷ lệ tăng tổng đàn cao, trung bình trên 10%/năm, từ 3,8 triệu con năm 2001 lên 6,5 triệu con năm 2006.

Đàn lợn: số lượng lợn tăng qua các năm, từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 27,4 triệu con năm 2005, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này gần 6,0%. Từ

34 Nguyễn Thanh (2006), “Ngành Chăn nuôi Việt Nam – cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO”, Tạp chí NN & PTNT, Kỳ I-Tháng 10, trang 9. NN & PTNT, Kỳ I-Tháng 10, trang 9.

cuối năm 2005 có bệnh LMLM xảy ra ở lợn nên quy mô đàn năm 2006 giảm so với năm 2005;

Biểu đồ 2.1 Khối lượng sản phẩm chăn nuôi của VN giai đoạn 2001 – 2006

0.00

Nguồn: Hội nghị Chăn nuôi toàn quốc tháng 6 năm 2006, (năm 2006 là số ước đạt).

Thịt gia cầm: giai đoạn 2001 – 2003, sản lượng thịt tăng trung bình 8,5%/năm. Năm 2003 bình quân thịt gia cầm hơi là 4,5kg/người/năm (tương đương 2,94kg thịt xẻ/người/năm). Trong khi đó ở Trung Quốc, nông thôn là 3,8kg thịt xẻ/người/năm còn thành thị là 8,4kg35. Giai đoạn này, sản lượng thịt gia cầm chiếm khoảng 16% khối lượng thịt hơi các loại. Sau khi có dịch cúm, quy mô đàn giảm mạnh nếu sản lượng thịt cũng giảm so với trước.

Thịt lợn: sản lượng thịt hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2005 gần 2,29 triệu tấn, tăng bình quân 10%/năm, năm 2006 ước đạt trên 2,5 triệu tấn. Thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao khoảng 75% đến 77% tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong nước. Năm 2004 và 2005 do ảnh hưởng của dịch 35 Bộ NN & PTNT (2006), Tổng kết chăn nuôi giai đoạn 2001-2005, kế hoạch phát triển 2006-2010 và định hướng 2015, Hà Nội, trang 6.

cúm ở gia cầm nên sản lượng thịt lợn tăng mạnh hơn các năm trước đó. Lượng thịt hơi bình quân tiêu thụ năm 2005 là 27,4kg/người/năm (tương đương 18,9kg thịt xẻ/người/năm).

Thịt bò: do đàn bò tăng trưởng chậm, số lượng bò giết thịt và tỷ lệ thịt xẻ thấp (chỉ đạt 43% đến 45%) nên bình quân thịt bò tiêu thụ mới đạt 0,75kg thịt xẻ/người/năm. Tuy vậy, tốc độ tăng bình quân sản lượng thịt bò giai đoạn này là 9,81%/năm.

Như vậy, hàng năm nước ta sản xuất ra khối lượng thịt hơi xuất chuồng rất lớn (năm 2006 đạt 3,1 triệu tấn). Tuy nhiên, chủ yếu thịt được tiêu thụ ở dạng tươi sống, cụ thể: thịt lợn khoảng 90%, thịt gà 95% - 98% và thịt bò 99%36. Lượng thịt còn lại: với thịt lợn, sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến sâu thành các sản phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xường, dăm bông, thịt xông khói,..Đồng thời, bằng phương pháp thủ công và bán công nghiệp chế biến thành các sản phẩm truyền thống như: giò, chả, ruốc, patê,..; thịt gà được chế biến thành thịt hộp, gà viên fancy, patê gan; thịt bò, được chế biến thành thịt xông khói, bò khô.

2.2.1.2 Lao động

Ngành công nghiệp, trình độ chuyên môn của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% lực lượng lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thấp, do vậy, đã hạn chế khả năng tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm37.

CNCBTP là một phân ngành của ngành công nghiệp, nên cũng không nằm ngoài khung khổ đó. Do phổ biến là giết mổ và chế biến thủ công, nhỏ lẻ nên số lao động của các cơ sở chế biến công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 42 - 45)