Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHTMCP Quân Đội (Trang 82 - 85)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘ

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Nhà nước là một cơ quan quản lí vĩ mô và trực tiếp điều hành hoạt động của các DNNQD. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các DNNQD phát triển, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần:

Tạo môi trường thuận lợi cho các DNNQD phát triển.

Vai trò của các DNNQD ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế nước ta bởi đó là một khu vực hoàn toàn tự chủ và năng động trước những biến động của thị trường do đó hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn so với các DNNN. Tuy nhiên, có đến trên 90% các DNNQD là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để tạo điều kiện phát triển các DNNQD thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế này. Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội cho các DNNQD tham gia vào các hình thức đầu tư thích hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ cho khu vực này.

Chính phủ chỉ đạo các ngành và địa phương sớm có chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể, các chính sách về đất đai, tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, đầu tư... theo đúng như các quy định tại Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có chính sách hỗ trợ vốn cho các địa phương thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ về vốn và ban hành cơ chế, chính sách về đào tạo chủ DNNQD và cung cấp thông tin cập nhật, đầy đủ về thị trường ở trong và ngoài nước với chi phí hợp lí.

Khuyến khích mở rộng hoạt động của các DNNQD dựa trên cơ sở mục tiêu tổng thể của nền kinh tế quốc gia. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực đóng vai trò là ngành mũi nhọn của nền kinh tế thì Nhà nước nên có chính sách khuyến khích, và có sự ưu tiên, ưu đãi đối với những chủ đầu tư và có biện pháp hỗ trợ cụ thể.

Nhà nước cần thống nhất giữa các văn bản điều chỉnh hoạt động của các DNNQD để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Cải tiến thủ tục hành chính trong việc quyết định thành lập cũng như hoạt động của 82

các doanh nghiệp. Các cơ quan hành chính Nhà nước nên nhanh chóng giải quyết các giấy tờ liên quan đến thủ tục vay vốn cho DNNQD để doanh nghiệp hoàn tất thủ tục một cách nhanh chóng.

Các Bộ, ngành có liên quan phối hợp rà soát Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật các TCTD... và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Tạo một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và khuyến khích đầu tư.

Tăng cường công tác quản lí đối với DNNQD

Hoạt động của các DNNQD có đạt hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc ngân hàng quyết định mở rộng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp này như thế nào vì vậy tăng cường giám sát góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNQD là một biện pháp hữu hiệu để ngân hàng mở rộng cho vay đối với khu vực này.

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn thấp của sự phát triển, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn đang ở trong tình trạng yếu kém, ít có sức cạnh tranh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ và mang tính chụp giật do đó các cơ quan quản lí phải tăng cường giám sát để có những giải pháp kịp thời. Tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

+ Tiến hành kiểm tra thường xuyên về điều kiện đăng kí kinh doanh của DNNQD, xử lí nghiêm các trường hợp đăng kí kinh doanh không đúng với thực tế, Bộ Tài chính cần ban hành cơ chế quản lí và kiểm soát thích hợp, bắt buộc DNNQD ghi chép, cập nhật sổ sách, phản ánh đúng tình hình tài chính, giúp cho các TCTD rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay của doanh nghiệp.

+ Tăng cường sự quản lí bằng cách ban hành và hướng dẫn thực hiện các điều luật và có biện pháp xử lí thích đáng đối với những trường hợp vi phạm các điều luật đã đưa ra. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với các DNNQD trong việc thực hiện các điều luật đã ban hành.

+ Thống nhất trong các văn bản, quy định; giảm bớt thời gian và giấy tờ trong việc cấp giấy phép kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo đủ những giấy tờ cần thiết và 83

doanh nghiệp thành lập phải đủ điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, cán bộ điều hành phải đủ năng lực, phẩm chất đạo đức.

Việc thẩm định của ngân hàng đối với mỗi dự án cho vay được dựa trên những báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp. Các báo cáo tài chính này phải được lập theo chế độ hạch toán thống kê được quy định chung. Hiện nay kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán đối với các bộ, ngành, các tổng công ty 90- 91 và các công ty thành viên của các công ty này. Các công ty kiểm toán khác được thuê kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan chức năng hoặc tự nguyện của doanh nghiệp. Các DNNQD hiện nay đại đa số là chưa thuê kiểm toán để kiểm tra hoạt động tài chính của mình. Do vậy Nhà nước nên có các biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ.

Nhà nước không chỉ là cơ quan quản lí vĩ mô đối với các DNNQD mà còn quản lí các hoạt động của các NHTM. Việc đầu tư vào các DNNQD của các NHTM có độ rủi ro rất cao do đó Nhà nước cũng cần phải tạo một môi trường pháp lí tốt để hoạt động cho vay của các ngân hàng diễn ra thuận lợi:

Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động tín dụng

Hoạt động cho vay của ngân hàng hiện nay chủ yếu dựa trên các tài sản đảm bảo của khách hàng, tài sản bảo đảm đó bao gồm đất đai, nhà cửa, tài sản... Chính vì vậy, các cơ quan hữu quan nên nhanh chóng trong việc cấp giấy tờ sở hữu đối với các tài sản đó để tạo điều kiện cho ngân hàng nhanh chóng và thuận lợi trong việc thẩm định.

Triển khai việc đăng kí thế chấp bất động sản của các doanh nghiệp, cá nhân tại Sở Tài nguyên- Môi trường và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ở những nơi đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; công bố công khai những nơi chưa thực hiện việc đăng kí doanh nghiệp để TCTD biết.

Khi có rủi ro phát sinh do không đòi được nợ mà sau khi ngân hàng thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ mà vẫn không thu hồi được nợ buộc ngân hàng phải nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật để giải quyết. Khi đó các thủ tục xét xử phải đơn giản và thuận tiện, việc điều tra phải chính xác và nhanh chóng để kịp thời khắc phục những hậu quả phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng.

Các thủ tục trong việc công chứng phải diễn ra nhanh chóng, tránh gây lãng phí thời gian và sức lực không cân thiết. Hiện nay các phòng công chứng đang hoạt 84

động trong tình trạng quá tải, không đáp ứng được hết nhu cầu, gây nhiều phiền phức vì thế Nhà nước nên cải tiến thủ tục công chứng sao cho đơn giản, gọn nhẹ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chứng.

Trong giai đoạn sắp tới, khi nước ta bước chân vào tổ chức thương mại thế giới, hoạt động của các DNNQD cũng như các NHTM sẽ càng gặp phải nhiều khó khăn hơn khi phải đương đầu với một sức cạnh tranh mạnh mẽ. Chính vì vậy Nhà nước cần phải xem xét lại hệ thống các văn bản pháp luật đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại NHTMCP Quân Đội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w