Các công cụ xử lý tắc nghẽn trên hàng đợi

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Dịch vụ VoIP và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thoại trong mạng NGN (Trang 102 - 105)

a, Xếp hàng công bằng theo trọng lượng WFQ.

Hình 3.15: Mô hình cho quản lý hàng đợi của WFQ.

WFQ tượng tự như công nghệ ghép kênh TDM, nó chia sẻ băng thông một cách công bằng giữa các luồng thông tin khác nhau do đó không có ứng dụng nào bị tắc nghẽn. Tuy nhiên WFQ có ưu điểm hơn TDM ở chỗ khi một luồng không còn được truyền nữa thì WFQ sẽ tự động điều chỉnh để sử dụng hết phần băng thông vừa được giải phóng cho các luồng thông tin còn đang truyền.

Với giải pháp này không phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi đáp ứng cho thời gian thực (thoại, video…) khi số lượng dịch vụ lớn, không đảm bảo cho độ ưu tiên cho lưu lượng thoại. Thuật toán này chỉ phù hợp cho các giao tiếp có tốc độ thấp (nhỏ hơn 2Mb/s).

b, Xếp hàng theo yêu cầu CQ.

CQ được thiết kế cho phép các ứng dụng khác nhau chia sẻ tài nguyên kết nối theo yêu cầu về băng thông, độ trễ. Trong giải pháp này băng thông được phân chia theo tỷ lệ tùy theo nhu cầu lớp ứng dụng, với CQ giải quyết cho lưu lượng cho từng ứng dụng với băng thông cấp phát tại thời điểm xảy

ra tắc nghẽn khi tất cả các lưu lượng các ứng dụng. Khi không có tắc nghẽn, băng thông được cấp phát cho các ứng dụng khác khi có yêu cầu, các hàng đợi được phục vụ theo cơ chế xoay vòng. Mô hình cho PQ như sau:

Hình 3.16: Mô hình cho quản lý hàng đợi của CQ.

Thuật toán cho hàng đợi CS có khả năng đáp ứng cho 16 hàng đợi, thiết bị định tuyến phục vụ cho các hàng đợi theo cơ chế xoay vòng và các hàng được phục vụ theo trọng lượng của độ ưu tiên hàng đợi.

Với thuật toán này các ứng dụng không bị thiếu băng thông khi xảy ra tắc nghẽn. Nhưng sử dụng thuật toán này người quản lý mạng phải biết được tỷ lệ lưu lượng từng ứng dụng trên mạng để đảm bảo cho việc cấp phát băng thông một cách hiệu quả nhất khi có tắt nghẽn xảy ra.

c, Xếp hàng ưu tiên PQ.

PQ là một giải pháp đảm bảo cho lưu lượng có độ ưu tiên cao, các ứng dụng có độ ưu tiên cao (các ứng dụng có đáp ứng thời gian thực : voice, truyền hình hội nghị…) được sắp xếp vào hàng đợi cao nhất. PQ có thể cài

mức ưu một cách mềm dẻo theo giao thức mạng sử dụng, loại giao tiếp, kích thước gói, theo ToS…

Với PQ, các hàng đợi được phân chia thành 4 mức ưu tiên theo thứ tự từ cao xuống : high, medium, normal, low. Trong quá trình truyền tải các hàng đợi có độ ưu tiên cao được phục vụ trước một cách ưu tiên tuyệt đối so với các hàng đợi có độ ưu tiên thấp hơn.

Với giải pháp này, dữ liệu thoại sắp xếp vào hàng đợi có độ ưu tiên cao nhất. Khi dùng PQ, với lưu lượng ứng dụng có độ ưu tiên cao lớn dẫn đến các ứng dụng có độ ưu tiên thấp bị nghẽn.

Hình 3.17: Mô hình quản lý hàng đợi PQ.

d, Xếp hàng công bằng theo trọng lượng dựa trên phân lớp CB - WFQ.

CB-WFQ có tất cả các ưu điểm của WFQ, đặc điểm nổi bật nhất của nó là cho phép người quản trị mạng xác định được chính xác băng thông cho

mỗi lớp. Nó có thể xử lý tới 64 lớp khác nhau và điều khiển các yêu cầu băng thông cho từng lớp.

Với một WFQ tiêu chuẩn, trọng lượng sẽ quyết định băng thông dành cho cuộc thoại. Điều này phụ thuộc vào số luồng lưu lượng hiện có tại một thời điểm nhất định.

Với CB-WFQ, mỗi lớp đi đôi với một hàng đợi riêng lẻ. Ta có thể phân bổ một lượng băng thông giành riêng tối thiểu nhất định cho mỗi lớp, đo bằng tỷ lệ phần trăm của kết nối hay bằng kbps. Các lớp khác sẽ chia sẻ phần băng thông còn lại tương ứng với trọng lượng được gán cho chúng.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Dịch vụ VoIP và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thoại trong mạng NGN (Trang 102 - 105)