Thách thức của VoIP

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Dịch vụ VoIP và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thoại trong mạng NGN (Trang 32 - 34)

Ta có thể thấy các ưu thế của VoIP thật rõ ràng, việc phát triển VoIP là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, công nghệ này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:

- Thiếu sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ ( QoS ). - Thiếu giao thức chuẩn.

- Tính tương tác giữa công nghệ mới với công nghệ truyền thống và các dịch vụ. Đây là điều hết sức khó khăn mà các sản phẩm VoIP phải đối mặt.

- Thiếu dải thông cho mạng.

- Độ tin cậy mạng. Đây là vấn đề tất yếu khi sử dụng mạng IP làm phương tiện truyền thông.

- Với thoại ta phải đạt được các chỉ tiêu cần thiết bao gồm giảm thiểu các cuộc gọi bị từ chối, trễ trên mạng, mất gói, đứt liên kết. Tuy nhiên, mạng IP không có cơ chế đảm bảo các vấn đề này. Đồng thời, ta cũng phải giải quyết tình trạng tắc nghẽn và quá nhiều người sử dụng cùng lúc đối với mạng IP.

- Quá trình điều khiển phải trong suốt đối với người sử dụng. Người sử dụng không cần biết kỹ thuật nào được sử dụng để thực hiện dịch vụ.

- Cung cấp các cơ chế quản lý hệ thống, an toàn địa chỉ hóa và thanh toán.

Với sự phát triển dịch vụ VoIP trên mạng NGN các thách thức trên sẽ được giải quyết đảm bảo độ tin cậy cao. Công nghệ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sẽ được kết hợp trong một mạng truyền thông duy nhất là mạng NGN. Để hai mạng này kết hợp với nhau cần có một giao thức chuẩn hóa và các chính sách liên mạng phù hợp.

Từ các yếu tố này, các tổ chức viễn thông, các nhà sản xuất phải thực sự thống nhất với nhau về các chuẩn giao thức, bao gồm chuẩn báo hiệu cuộc gọi, mã hóa, chuẩn truyền đa phương thức và tín hiệu. Sự chấp nhận các chuẩn này sẽ cho phép nhiều hãng có thể cùng chung sống và hoạt động được với nhau, đảm bảo tính tương thích giữa các sản phẩm. Hiện tại, đối với VoIP, một số các chuẩn đã được các tổ chức quốc tế công nhận và sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo.

- Chuẩn H.323: Do ITU-T đề xuất, là chuẩn được chấp nhận về một hệ thống truyền thông đa phương tiện dựa trên mạng chuyển mạch gói, trong đó nó định nghĩa H.225 cho chức năng báo hiệu cuộc gọi, H.245 cho thỏa thuận các thông số cần thiết để trao đổi như các bộ codec, kênh truyền.

- SIP: Session Initiation Protocol, giao thức báo hiệu khởi đầu, do IETF đưa ra. SIP là chuẩn đề cử về một giao thức báo hiệu cuộc gọi.

- MGCP: Media Gateway Control Protocol, giao thức điều khiển Gateway do IETF đề xuất. Đây là chuẩn đề cử cho việc điều khiển Gateway.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Dịch vụ VoIP và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thoại trong mạng NGN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w