Khái niệm về hệ thống nguồn nước và cân bằng nước hệ thống

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 26)

2.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước và cân bằng nước hệ thống thống

2.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước và cân bằng nước hệ thống thống lợi. Những công trình thủy lợi được xây dựng đã làm thay đổi đáng kể những đặc điểm tự nhiên của hệ thống nguồn nước.

Mức độ khai thác nguồn nước càng lớn thì sự thay đổi thuộc tính tài nguyên nước càng lớn và chính nó lại ảnh hưởng đến quá trình khai thác sử dụng nước của con người. Chính vì vậy, khi lập các quy hoạch khai thác nguồn nước cần xem xét sự tác động qua lại giữa tài nguyên nước, phương thức khai thác và các biện pháp công trình.

Theo quan điểm hệ thống người ta định nghĩa hệ thống nguồn nước như sau: “Hệ thống nguồn nước là một hệ thống phức tạp bao gồm tài nguyên nước, các công trình khai thác nguồn nước, các yêu cầu về nước cùng với mối quan hệ tương tác giữa chúng và chịu tác động của môi trường lên nó” [19, 29].

(1) Nguồn nước được đánh giá bởi các đặc trưng: lượng và phân bố của nó

theo không gian và thời gian; chất lượng nước; động thái của chúng.

(2) Các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước: các công trình thủy lợi,

các biện pháp cải tạo và bảo vệ nguồn nước, bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình, được cấu trúc tùy thuộc vào mục đích khai thác và bảo vệ nguồn nước.

(3) Các yêu cầu về nước: các hộ dùng nước, các yêu cầu về mức bảo đảm

phòng chống lũ lụt, úng hạn, các yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng các yêu cầu dùng nước khác.

Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh tế, hoạt động của con người (không kể các tác động về khai thác nguồn nước theo quy hoạch). Những tác động đó bao gồm ảnh hưởng của các biện pháp canh tác làm thay

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 26)