Hiện trạng các hộ sử dụng nước trên lưu vực sông Thạch Hãn

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 45 - 51)

a. Cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn

- Thị xã Đông Hà đang sử dụng nguồn nước mặt trên sông Vĩnh Phước với công suất 15000 m3/ng.đêm; với công suất này mới đảm bảo cấp cho 60% số dân sống trong thị xã. Nguồn nước cấp không ổn định vì dựa vào lưu lượng cơ bản của sông Vĩnh Phước.

Các thị trấn nhỏ như Hướng Hoá, Đakrông, Cam Lộ, ái Tử đều có hình thức cấp tập trung nhưng cũng mới chỉ ở khối cơ quan huyện với tiêu chuẩn 50 l/người/ngày bằng nguồn nước ngầm tại chỗ, quy mô mỗi điểm cấp cho từ 200-300 người. Hiện tại đang xây dựng nhà máy nước tại Gio Linh lấy nước ngầm với công suất 15.000 m3/ngày đêm cấp cho Đông Hà và Gio Linh [6].

Hầu hết người dân đều sử dụng nguồn nước tự nhiên (nước mặt, nước ngầm). Theo chương trình nước sạch nông thôn của tỉnh Quảng Trị hiện nay đã cung cấp được nguồn nước sạch cho 30% số dân nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi. Vùng ven biển nơi nước ngầm tầng sâu bị nhiễm mặn chưa cấp nước cho dân được, vẫn nhờ vào nguồn nước từ các kênh mương thấm xuống tầng nông.

Công tác cấp nước công nghiệp dân sinh, đô thị tập trung không phải là mới mẻ nhưng nó mới khởi đầu và còn nhiều vẫn đề cần đầu tư, từ tạo nguồn, thiết bị nâng đàu nước, dẫn và phân phối nước. Trong đó vấn đề tạo nguồn là cơ bản.

Việc cấp nước ở nông thôn theo quy mô công nghiệp hiện nay chưa đặt ra, chủ yếu là lấy trực tiếp nước mặt ở sông và giếng khơi từ nguồn nước ngầm sẵn có.

b. Cấp nước công nghiệp

Trong vùng dự án các điểm công nghiệp hầu hết tập trung tại thị xã Đông Hà và đoạn đầu đường 9 [6]. Công nghiệp ở đây chủ yếu là vật liệu xây dựng (xi măng) và công nghiệp lắp máy. Hiện đã cấp nước công nghiệp:

- Cụm công nghiệp thị xã Đông Hà sử dụng chung với cấp nước sinh hoạt với lượng sử dụng hiện tại 1500 m3/ngày đêm.

Cho đến nay nước cấp cho công nghiệp ở đây khá ổn định, đảm bảo số lượng và chất lượng.

- KCN đường 9: các ngành chủ yếu ưu tiên phát triển trong khu công nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng gồm: sản xuất xi măng, CN xay, nghiền đá, CN bê tông đúc sẵn với diện tích KCN 700 ha.

- KCN Nam Đông Hà - ái Tử: các ngành nghề ưu tiên phát triển gồm CN cơ khí, CN lắp ráp, sửa chữa, CN chế biến lâm sản. Tổng diện tích cho phát triển các khu công nghiệp này khoảng 600 ha.

- KCN Cửa Việt: Các ngành nghề ưu tiên phát triển trong KCN này là chế biến hải sản, nông sản, CN chế biến Silicát, CN đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền. Tổng diện tích sử dụng khoảng 500 ha.

- KCN Khe Sanh: Ưu tiên phát triển chế biến cà phê, CN chế biến cao su, CN chế biến hoa quả và chế biến mía đường với tổng diện tích sử dụng cho khu công nghiệp khoảng 200 ha.

Việc cấp nước cho các ngành công nghiệp hiện nay vẫn chưa được chú trọng vì chúng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh.

c. Cấp nước thuỷ sản

Vùng nghiên cứu có bờ biển dài 24 km song chưa có cảng cá và cơ sở chế biến hải sản ở quy mô lớn. Chủ yếu chỉ ở mức hợp tác xã đánh bắt thuỷ sản với số lượng tầu lớn có khả năng hạn chế, hoạt động gần bờ là chủ yếu và các xí nghiệp chế biến hải sản quy mô nhỏ hoạt động theo thời vụ với số lượng công nhân dưới 200 người (như nhà máy chế biến thuỷ sản Cửa Việt) [7].

Hiện nay việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất cá thể, nuôi quảng canh, nguồn nước ngọt phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản chưa được quan tâm đúng mức nên năng suất và chất lượng chưa cao.

Qua thống kê nêu trên thấy rõ tiềm năng phát triển thuỷ sản của tỉnh nói chung và của vùng nghiên cứu nói riêng là cao, song mức độ khai thác còn hạn chế. Để phát huy tiềm năng cần có sự đầu tư thích đáng và có quy mô hơn.

d. Cấp nước cho dịch vụ và du lịch

Ngành này trong vùng còn chưa phát triển. Dịch vụ chủ yếu trong vùng là phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp [9].

Phát triển kinh tế dịch vụ là xu hướng ngày càng gia tăng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hướng phát triển là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Chú trọng phát triển dịch vụ thương mại gắn liền với hiện đại hoá cơ sở hạ tầng. Hiện nay khu thương mại Lao Bảo với diện tích 110 ha đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn huyện Đakrông dự kiến xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở suối nước nóng Đakrông, xây dựng tu bổ các điểm tham quan du lịch như: chiến khu Ba Lòng, khu nhà người Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò ó, các du lịch sinh thái ở Tà Long.. Tại Quảng Trị các di tích lịch sử như thành cổ Quảng Trị, thánh địa La Vang, khu du lịch sinh thái Trà Lộc ở Hải Lăng. Hiện nay các nhu cầu dùng nước cho du lịch và dịch vụ chưa được chú trọng, còn dựa vào nguồn cấp nước chung theo định mức dân cư.

e. Cấp nước cho nông nghiệp

Nông nghiệp là hộ sử dụng nước chính. Theo phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị và của các huyện trong vùng đến năm 2010 thì: các địa phương sẽ tập trung cao độ cho vùng chuyên canh, tăng diện tích lúa 2 vụ chủ động được nước tưới tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Không mở rộng diện tích trồng lúa ở những nơi không chủ động được nguồn nước tưới. Phấn đấu tạo ra giá trị hàng hoá cao trên 1 đơn vị diện tích canh tác bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trên vùng gò đồi và vùng núi thấp tiếp tục mở rộng và thâm canh cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng lúa ở vùng ven biển không chủ động được nước tưới hoặc năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản [13].

Trên cơ sở tiềm năng đất đai, nguồn nước trên địa bàn tỉnh bố trí sản xuất cây trồng cạn theo các vùng có quy mô tập trung như sau:

- Vùng trồng cây công nghiệp dài ngày ở vùng đồi các huyện: Hướng Hoá, Đakrông.

- Vùng cây màu lương thực tập trung ở đồng bằng và vùng đồi thấp của các huyện Triệu Phong, Gio Linh, Đakrông, Hải Lăng.

- Quy hoạch cây CNNN chủ yếu cho các loại cây như lạc, ớt ở các huyện Gio Linh, Đakrông, Cam Lộ, Triệu Phong.

- Vùng cát ven biển đến năm 2010 sẽ phấn đấu khai thác được gần 3.000 ha trồng cây trồng cạn như lạc, dưa, khoai. Hiện nay trong vùng cát của huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã và đang làm mô hình thí điểm trồng cây trồng cạn trên cát và đang có hiệu quả tích cực.

Song song với việc mở rộng diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vấn đề cấp nước tưới và chọn giống cây trồng được ưu tiên hàng đầu nhằm tăng năng suất cây trồng. Phấn đấu đến năm 2010 năng suất lúa Đông Xuân từ 48-50 tạ/ha, lúa Hè Thu 38 - 42 tạ/ha. Có thế mới đảm bảo an toàn lương thực và phát triển chăn nuôi như định hướng kinh tế của tỉnh Quảng Trị đã đề ra.

Hiện tại ngành chăn nuôi chưa phát triển với đúng tiềm năng của nó. Nguyên nhân chính là chính sách đầu tư trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, do đó tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp còn rất thấp.

được đầu tư đáng kể là các hệ thống thuỷ nông, các hồ chứa, các trạm bơm tưới tiêu, các hệ thống kênh rạch, tuy vậy do thiết kế và vận hành độc lập nên hiệu quả phát huy chưa cao. Nhu cầu dùng nước của ngành nông nghiệp sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần sau.

f. Cấp nước cho lâm nghiêp

Tích cực bảo vệ, quản lý và phát triển vốn rừng, tăng tốc độ che phủ đất trống đồi núi trọc ở những nơi có điều kiện với phương châm trồng rừng phòng hộ xung yếu, rừng đặc dụng, khu bảo tồn tự nhiên cho chương trình 327 nhằm tăng cường khả năng phòng hộ của rừng, chống xói mòn, giữ nước, bảo vệ tốt các công tình thuỷ lợi; cải tạo môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng (chống cát bay, cát lấp, bão cát…); sử dụng có hiệu quả đất đai còn hoang hoá [8].

Rừng được tưới chủ yếu do mưa và quá trình tích luỹ ẩm, điều tiết của bản thân rừng. Chưa có công trình nào phục vụ lâm nghiệp.

g. Ngăn và đẩy mặn hạ du, giao thông thuỷ

Để ngăn mặn xâm nhập vào sông Cánh Hòm hai cống ngăn mặn là Cống Xuân Hoà, cống Mai Xá đã được xây dựng trên hai đầu sông nối với sông Bến Hải và sông Thạch Hãn.

Để ngăn mặn xâm nhập theo sông Vĩnh Phước một đập tạm đã được nhân dân đắp lên. Hàng năm vào mùa lũ đập này được phá bỏ nhằm tiêu thoát lũ, vào mùa kiệt đập lại được đắp lên để ngăn mặn. Ngoài ra để ngăn mặn nhiều cống nhỏ ven sông Thạch Hãn đã được xây dựng

Sông Thạch Hãn đổ trực tiếp ra biển qua cửa Việt. Sông Thạch Hãn do dòng chảy mùa kiệt lấy hết vào hệ thống tưới nên lưu lượng trả lại cho dòng chính không có. Vì vậy về mùa kiệt, mặn xâm nhập sâu. Trên sông Thạch Hãn có năm mặn lên tới gần chân Đập Trấm gây ảnh hưởng lớn cho môi trường hạ du đập và việc lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Tại Đông Hà đã quan trắc được độ mặn trung bình là 2,4%o, lớn nhất đạt 7,1%o và thấp nhất đạt 0,1%o. Tại ngã ba Gia Độ, độ mặn trung bình là 4,9%o, lớn nhất đạt 9,6%o, thấp nhất 0,1%o. Còn tại Cửa Việt độ mặn trung bình lớn nhất đạt 13,5%o và đạt trung bình là 9,3%o, thấp nhất 4,4%o.Tại cửa sông, chênh lệch độ mặn giữa mặt, đáy, giữa không lớn; nhưng càng vào sâu vào đất liền thì độ mặn trên mặt nhỏ, độ mặn đáy là lớn nhất.

Vấn đề bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông thuỷ và ngăn mặn hạ du còn rất tự phát. Chưa chủ động giữ nước phục vụ vấn đề này theo tiêu chí phát triển bền vững, nhằm tránh suy kiệt nguồn nước.

h. Phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nước

Tiêu thoát trong vùng chủ yếu dựa trên các trục sông suối, rạch tự nhiên như sông Cánh Hòm, sông Thạch Hãn,... Các trục tiêu tự nhiên trên bảo đảm tiêu thoát cho vùng; tuy nhiên khi lũ chính vụ xảy ra lại gặp triều cường khả năng tiêu thoát bị hạn chế đáng kể.

Để chống lũ trong vùng đã xây dựng hệ thống đê, kè ven sông Thạch Hãn. Cao trình và mặt cắt ngang các tuyến đê trên đã tương đối đảm bảo chống lũ tiểu mãn và lũ sớm bảo đảm ăn chắc lúa Hè Thu. Chất lượng đê: các tuyến đê cửa sông đều đi qua các vùng địa chất có nền yếu, đặc biệt là tuyến tuyến Hữu Thạch Hãn từ K2  K5, địa chất nền là đất cát pha. Hiện tượng thẩm lậu và trôi đất thường xảy ra do thiếu kinh nghiệm nên chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Các tuyến kè trong vùng đều ổn định và phát huy tác dụng.

Các công trình tiêu thoát, chống lũ chưa được tính toán quy hoạch nên có xây dựng được một số cống, trạm bơm nhưng chỉ có tính chất cục bộ. Các sông Thạch Hãn, Cam Lộ, Vĩnh Phước.. . là những sông tải lũ lớn của vùng lại chưa được nghiên cứu quy hoạch vì vậy phần chống lũ vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, để tránh lũ chính vụ, địa phương đã chuyển vụ mùa sang vụ Hè Thu. Tuy vậy, vấn đề lũ tiểu mãn, lũ sớm chưa được phòng chống triệt để nên vẫn còn nhiều diện tích bị úng.

3.2. Cân bằng nước lưu vực sông Thạch Hãn bằng mô hình MIKE BASIN

Muốn khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên lưu vực cần phải nghiên cứu bài toán cân bằng nước hệ thống. Bởi vì, kết quả của bài toán cân bằng nước hệ thống sẽ cho biết lượng nước đến có đủ hay còn thiếu so với nhu cầu dùng nước, từ đó tìm được phương án khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên lưu vực. Để nghiên cứu cân bằng nước hệ thống, trước hết phải phân vùng cân bằng nước, xác định lượng nước đến, nước sinh thái và nhu cầu nước, từ đó tìm công nghệ cân bằng nước hệ thống thích hợp.

lượng nước. Trên lưu vực sông Thạch Hãn, chất lượng nước hiện nay và trong tương lai gần có thể vẫn còn đang sạch. Mặt khác các tài liệu thu thập được để phân tích và tính toán hiện có chưa đầy đủ, quá trình điều tra đo đạc chưa đáp ứng yêu cầu bài toán cân bằng chất lượng nước. Vì vậy, luận văn chỉ xét đến bài toán cân bằng nước hệ thống về số lượng nước.

Để tiến hành tính toán cân bằng nước cho hệ thống, yêu cầu đối với mô hình MIKE BASIN bao gồm đã được giới thiệu ở phần trên. Cụ thể là xác định dòng chảy đến và nhu cầu sử dụng nước tại các nút tính toán. Nút này đặc trưng cho tài liệu đầu vào của từng khu cần tính toán cân bằng.

Một phần của tài liệu Tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)