Việc sử dụng và không sử dụng sản phẩm

Một phần của tài liệu Tâm lý học hành vi khách hàng (Trang 90 - 92)

1. Việc sử dụng sản phẩm :

Hầu hết khách hàng ra quyết định theo thói quen hoặc có giới hạn khi mua sắm và do đó có rất ít hoặc không có mâu thuẫn sau khi mua sắm. Người mua sử dụng sản phẩm mà không hề lo lắng về sự đúng đắn của quyết định mua sắm. Ngay cả khi sự mâu thuẫn sau khi mua sắm xảy ra, thì thông thường khách hàng vẫn sử dụng sản phẩm.

Nhiều công ty cố gắng có được các thông tin liên quan đến việc sử dụng sản phẩm thông qua các nghiên cứu, sử dụng các bảng điều tra tiêu chuẩn hoặc các nhóm trọng điểm. Các nghiên cứu như thế có thể dẫn đến việc phát triển sản phẩm mới, chỉ ra các phương cách sử dụng mới hoặc thị trường mới cho các sản phẩm đang có hoặc chỉ ra các chủ đề truyền thông thích hợp.

- Hành vi sử dụng có tính chất khu vực: Hành vi sử dụng có thể khác nhau theo khu vực ví dụ như cách uống trà rất khác nhau giữa các vùng. Do đó, một nhà tiếp thị cần phải chuẩn bị các chủ đề quảng cáo theo khu vực nhằm phản ánh các hình thức sử dụng sản phẩm theo khu vực.

- Đa sử dụng, đa sản phẩm: Nếu một sản phẩm có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng và khi sử dụng lại có liên quan đến những sản phẩm khác, thì điều này sẽ là một lợi thế cạnh tranh. Người bán lẻ có thể khuyến mãi hoặc huấn luyện các nhân viên bán hàng của họ bán những sản phẩm này.

Ví dụ: Xem xét những cặp sản phẩm như sau: cây trồng ở nhà và phân bón; camera và bao đựng máy; quần áo và giày. Trong mỗi trường hợp, việc sử dụng của sản phẩm đầu sẽ dễ dàng, thú vị và an toàn hơn nếu sử dụng kèm với các sản phẩm liên quan một cách thích hợp.

2. Đóng gói sản phẩm:

Hiểu biết sản phẩm được sử dụng như thế nào có thể dẫn đến việc đóng gói hiệu quả hơn. Các công ty dược phẩm, sữa... luôn chú ý đến việc đóng gói an tòan và tiện lợi.

Có nhiều khách hàng đã từng gặp tình huống không hài lòng với việc đóng gói sản phẩm. Bởi vì việc không hài lòng này xảy ra vào lúc sử dụng sản phẩm cho nên nhà tiếp thị khó phát hiện ra. Để giải quyết vấn đề này, nhà tiếp thị phải tìm hiểu sản phẩm và bao bì được sử dụng như thế nào.

Việc đóng gói có thể là một khía cạnh tạo nên giá trị chính cho một sản phẩm.

Ví dụ: Nhiều sản phẩm tẩy rửa được đóng gói để tạo tiện nghi trong công việc tẩy rửa nhàm chán. Từ những chai xịt bằng tay đến những chai thuốc rửa hình con vịt.

3. Những sản phẩm có khiếm khuyết:

Những điều luật về trách nhiệm đối với sản phẩm chặt chẽ đang buộc các nhà tiếp thị kiểm tra khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm

của họ như thế nào. Những luật lệ này khiến họ phải chịu trách nhiệm cho những tác hại gây ra bởi khiếm khuyết của sản phẩm.

Ví dụ: Một số nhãn hiệu sản phẩm đã phải tổ chức thu hồi sản phẩm của mình do những nguy hiểm tiềm tàng tạo nên nếu lớp bao bì bên ngoài bị xé bỏ, để lộ ra lớp xốp để chứa hàng bên trong và lớp này có thể gây nên nghẹt thở; đối với những loại đồ chơi mềm mại, nếu không kiểm tra độ căng thì con mắt ở đồ chơi có thể rớt ra và gây nên nghẹt thở cho trẻ nhỏ...

Các nhà sản xuất khi thiết kế sản phẩm và bao bì phải quan tâm đến cả mục tiêu sử dụng ban đầu và những khả năng sử dụng khác.

Các nhà tiếp thị thường phải xây dựng hệ thống các dữ liệu về việc sử dụng sản phẩm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tâm lý học hành vi khách hàng (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)