2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.8.3. Phương pháp đánh giá
Đánh giá các yếu tố nguồn lực sẵn có tại địa phương có mức độ quan trọng như thế nào đối với cuộc sống của chính gia đình mình, người dân sẽ suy nghĩ và tự cho điểm theo 3 mốc cố định như sau:
- Không quan trọng : 1 điểm
- Quan trọng vừa : 2 điểm
- Rất quan trọng : 3 điểm
Thực tế hộ có nhận được lợi ích từ các hoạt động đó không, người dân sẽ tự cho điểm theo 5 mốc sau:
- Không nhận đƣợc gì : 1 điểm - Nhận đƣợc một chút : 2 điểm - Nhận đƣợc vừa vừa : 3 điểm - Nhận đƣợc nhiều : 4 điểm - Nhận đƣợc rất nhiều : 5 điểm
Giá trị bình quân của các tiêu chí của 2 nhóm hộ điều tra đƣợc thể hiện trên bảng 2.25 và biểu đồ 2.2 dƣới đây. Kết quả phân tích cho thấy mức độ thực tế đạt đƣợc so với những đánh giá và mong muốn của các hộ thuộc nhóm tham gia dự án cao hơn so với nhóm không tham gia dự án. Điều đó đã nói lên là sự khác biệt trong sinh kế giữa hai nhóm hộ. Các hộ thuộc nhóm dự án có sinh kế ổn định và bền vững hơn so với các hộ không tham gia dự án.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm hộ là không lớn. Điều này đƣợc lý giải bởi việc các hộ này sống trong cùng một khu vực có khoảng cách về địa lý không xa có khi là xóm trên với xóm dƣới vì vậy mặc dù không đƣợc tham
gia dự án nhƣng họ vẫn biết về các hoạt động của dự án và nhiều hộ thấy có lợi nên cũng tự làm theo nhƣ kết quả phần hỏi về những thông tin hoạt động dự án cho thấy có đến hơn một nửa số hộ không tham gia dự án nhƣng biết về thông tin của hoạt động dự án và trong đó có khoảng 1/4 số hộ không tham gia dự án làm theo các hoạt động của dự án và cũng cho kết quả khá tốt.
Sau khi cập nhật, tổng hợp xử lý số liệu trên chƣơng trình Excel 2007 của phần mềm Microsoft, do định dạnh số liệu trong phần đánh giá sinh kế là rời rạc nên tác giả sử dụng phần mềm thống kê R để xử lý số liệu và thu đƣợc kết quả trung bình của tích số giữa nhận định tầm quan trọng và mức độ mong muốn đối với chỉ tiêu đó đồng thời kiểm định sự khác biệt giữa các chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
Bảng 2.25: Kết quả điều tra 5 nguồn lực của hai nhóm hộ
ĐVT: điểm
Nguồn lực Tham gia Không
tham gia
Khác biệt theo kiểm định Wilcoxon
Nguồn lực tự nhiên 8.85 8.05 ***
Nguồn lực con ngƣời 8.25 7.83 **
Nguồn lực xã hội 9.01 7.26 ***
Nguồn lực vật chất 7.55 6.79 ***
Nguồn lực tài chính 6.58 6.01 **
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả năm 2008
Ghi chú:
1) *,***,**** có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê theo kiểm định Wilcoxon tại mức xác suất 90%, 95%, 99%
2) Thang điểm được sử dụng trong đánh giá là thang điểm 15.
Kết quả đƣợc tác giả thể hiện trên sơ đồ 2.2 để thấy đƣợc mối liên hệ và sự so sánh đối với các nguồn lực tại địa phƣơng giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án.
Sơ đồ 2.2: Đánh giá tác động các nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu
Ta thấy rằng tất cả 5 chỉ tiêu nguồn lực nói trên đối với nhóm hộ tham gia dự án đều có kết quả cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Điều đó cho thấy các hộ tham gia dự án có tích số giữa nhận định tầm quan trọng và mức độ mong muốn đối với chỉ tiêu đó và kết quả thực tế nhận đƣợc là cao hơn so với các hộ không tham gia dự án. Có hai tình huống xảy ra để giải thích kết quả trên, thứ nhất các hộ tham gia dự án đƣợc dự án tập huấn nên có nhận thức tốt hơn về mức độ quan trọng của các nguồn lực tại địa phƣơng; thứ hai nhóm hộ tham gia dự án nhận đƣợc các hỗ trợ từ dự án nhƣ: vốn, con giống, cây giống, phân bón và đƣợc tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi... nên đã có thu nhập từ những sự trợ giúp ban đầu của dự án. Để khẳng
định các nhận xét trên tác giả tiến hành kiểm định các giả thiết thống kê với cùng một chỉ tiêu nguồn lực giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án.
Đối với nguồn lực tự nhiên:
Nguồn lực tự nhiên mà đề tài đề cập trong nghiên cứu bao gồm: Tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai, nguồn nƣớc, không khí...và việc khẳng định Nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn nhóm hộ không tham gia dự án không có nghĩa là nhóm hộ tham gia dự án có nhiều rừng, nhiều đất đai.... hơn nhóm hộ không tham gia dự án mà thực chất là nhận thức của nhóm hộ tham gia dự án đối với tầm quan trọng của các nguồn lực tự nhiên có ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của hộ cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án thông qua đƣợc tham gia các lớp tập huấn.
Thông qua kiểm định Wilcoxon Test bảng 2.25 từ mẫu nghiên cứu ở đề tài chỉ ra nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ tham gia dự án (8,85 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (8,05 điểm) có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99%.
Đối với nguồn lực con người:
Các chỉ tiêu về nguồn lực con ngƣời bao gồm: Các kiến thức, kỹ năng trong quản lý và sản xuất nông nghiệp; bảo vệ và phát triển rừng; thời gian cần thiết cho việc thu lƣợm củi đốt và thời gian để làm các công việc khác...
Thông qua kiểm định Wilcoxon bảng 2.24 từ mẫu nghiên cứu ở đề tài chỉ ra nguồn lực về con ngƣời của nhóm tham gia dự án có kết quả cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95%.
Đối với nguồn lực xã hội:
Các tiêu chí đánh giá nguồn lực xã hội bao gồm: Sự tôn trọng và cải thiện các quy định, truyền thống văn hoá; tăng cƣờng các hoạt động cộng đồng; tập huấn thông qua dự án làm giảm các hoạt động không đƣợc phép
diễn ra trong rừng; sự công bằng trong quản lý và sử dụng các tài nguyên rừng; các mâu thuẫn sử dụng ruộng đất...
Kiểm định Wilcoxon Test có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% từ mẫu nghiên cứu ở đề tài chỉ ra các nguồn lực xã hội của nhóm hộ tham gia dự án có sự khác biệt với các hộ không tham gia dự án. So sánh hai giá trị trung bình về nguồn lực xã hội của hai nhóm hộ nên ta có thể khẳng định nguồn lực xã hội của nhóm hộ tham gia dự án (9,01 điểm) cao hơn các hộ thuộc nhóm không tham gia dự án (7,26 điểm) ở mức xác suất 99%.
Đối với nguồn lực vật chất:
Kiểm định Wilcoxon Test có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% từ mẫu nghiên cứu ở đề tài chỉ ra nguồn lực về vật chất của nhóm hộ tham gia dự án (7,55 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (6,79 điểm). Các tiêu chí để đánh giá nguồn lực vật chất trong đề tài nghiên cứu bao gồm: Các hoạt động trồng cỏ giúp cho việc chăn nuôi gia súc nhƣ trâu bò... phát triển, đánh giá việc cung cấp cây con giống với chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý của các trạm giống, giống chè mới do dự án cung cấp có làm tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, việc cung cấp lợn giống cho các hộ tham gia dự án có làm tăng thu nhập cho hộ, đánh giá hệ thống Nông Lâm kết hợp có cải thiện hệ thống nông nghiệp trong vùng (cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp), các nƣơng chè cũ già cỗi đƣợc cải thiện làm tăng thu nhập cho hộ...
Đối với nguồn lực tài chính:
Kiểm định Wilcoxon Test có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% nên ta có thể khẳng định nguồn lực về tài chính của nhóm hộ tham gia dự án (6,58 điểm) cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (6,01 điểm).
Các tiêu chí để đánh giá nguồn lực tài chính trong đề tài nghiên cứu bao gồm: Sự trợ giúp về vốn từ các ngân hàng (nhƣ ngân hàng nông nghiệp & PTNT, ngân hàng chính sách xã hội…), các tổ chức phi chính phủ, nguồn vốn
vay từ hàng xóm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp; các hoạt động đƣợc phép diễn ra trong rừng mang lại lợi ích cho hộ; Thị trƣờng cho các sản phẩm gỗ làm các lâm sản ngoài gỗ nhƣ tre, luồng, măng, củi đốt, nấm, lá cây... đƣợc gia tăng; thị trƣờng cho các nông sản thuận lợi; các hỗ trợ của dự án làm giảm đói nghèo; tồn tại sự không công bằng trong tài trợ cho quản lý rừng; tạo thu nhập từ nguồn lực thân thiện cho khu vực vùng đệm đƣợc áp dụng; các hoạt động bảo tồn thiên nhiên mang lại lợi ích về thu nhập cho hộ...
Nhận xét chung: Thông qua việc đánh giá, phân tích 5 nguồn lực trong đánh giá sinh kế của ngƣời dân giữa hai nhóm hộ, kết quả là cả 5 chỉ tiêu nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con ngƣời, nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính của nhóm hộ tham gia dự án đều cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Đó là kết quả do tác động của dự án mang lại cho các hộ sự phát triển ổn định về sinh kế.